Với hai mươi tư giờ một ngày, cố nhớ những giây phút vốn là phép màu và thiêng liêng đó trong cuộc đời của bạn. Nhớ lại vài thời khắc đó và cố biến chúng thành nền tảng cuộc đời của bạn.

Bạn sẽ thấy rằng những gì bạn nhớ tới dường như diễn ra thường xuyên hơn và rằng điều bạn luôn mong đợi sẽ bắt đầu xuất hiện khắp nơi xung quanh bạn. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện dưới ánh sáng khác hoàn toàn.

Showing posts with label Những cuốn sách tôi yêu. Show all posts
Showing posts with label Những cuốn sách tôi yêu. Show all posts

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 12

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 12
1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA


Được thôi, bây giờ đây là tái-tái bút. Thật khó để hiểu khó khăn của tôi. Đến chừng mực mà tôi có thể nhớ, tôi đã luôn đọc và không làm gì, ngày này qua ngày khác, trong gần nửa thế kỷ. Một cách tự nhiên, lựa chọn là công việc gần như không thể. Nhưng tôi đã nhận làm điều đó trong những buổi nói chuyện này, cho nên trách nhiệm thuộc về bạn.
Đầu tiên, Martin Buber. Tôi hẳn không có khả năng tha thứ cho mình nếu Martin Buber không được tính đến. Như là sự xám hối, tôi tính hai cuốn sách của ông: đầu tiên, (TALES OF HASSIDISM) NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ HASSIDISM. Giống như những gì mà D.T.Suzuki đã làm cho Zen, thì Buber đã làm cho Hassidism. Cả hai đã thực hiện một công việc lớn lao cho những người tìm kiếm. Nhưng Suzuki đã trở nên chứng ngộ; thật tiếc khi phải nói, Buber thì đã không thể.
Buber là nhà văn, nhà triết học, nhà tư tưởng vĩ đại, nhưng tất cả những thứ đó chỉ là trò chơi để chơi. Dẫu vậy, tôi kính trọng ông bằng việc tính đến tên ông, bởi vì không có ông thì thế gian hẳn đã không biết đến từ Hassid.
Buber ra đời trong một gia đình Hassidic. Từ khi còn rất nhỏ ông đã nổi lên giữa các vị Hassid. Đó chính là xương máu, cốt tủy ông, cho nên khi ông kể điều đó nghe rất thật, mặc dù ông chỉ mô tả những gì ông đã nghe, không có gì hơn. Ông ấy đã nghe đúng; chắc đó phải là băng ghi âm. Ngay cả việc nghe đúng cũng là rất khó, sau đó tường thuật khắp thế giới thậm chí còn khó hơn, nhưng ông ấy đã thực hiện điều đó một cách tuyệt vời.
Suzuki đã chứng ngộ, Buber thì không – nhưng Suzuki không phải là người viết giỏi, còn Buber thì lại là người viết giỏi. Suzuki chỉ là người viết bình thường. Liên quan đến nghệ thuật viết thì Buber vượt lên rất cao. Nhưng Suzuki biết, và Buber không biết; ông ấy chỉ thuật lại truyền thống mà ông đã được nuôi dưỡng… tất nhiên, tường thuật một cách đích thực.
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ HASSIDISM nên được mọi người tìm kiếm chân lý đọc. Những câu chuyện đó, những mẩu chuyện ngắn, như một ân huệ. Nó khác với Zen, nó cũng khác với truyền thống Sufi. Nó có ân huệ của riêng nó, không vay mượn, không sao chép, không bắt chước. Vị Hassid yêu, cười, nhảy múa. Tôn giáo của vị đó không phải là độc thân vô dục (celibacy) mà là lễ hội (celebration). Chính vì vậy mà tôi nhận ra cây cầu giữa những người của tôi và các vị Hassid. Không phải tình cờ mà nhiều người Do Thái đã đến với tôi; ngược lại, tôi đang luôn đập vỡ sọ những người Do Thái đã đến với tôi mạnh nhất có thể… và họ vẫn biết rằng tôi yêu họ. Tôi yêu cái cốt lõi của truyền thống Juda, đó là Hassidism. Tất nhiêu Moses đã không nghe thấy điều đó, nhưng ông ấy là một vị Hassid; dù ông ấy có biết điều đó hay không thì cũng không thành vấn đề. Tôi tuyên bố ông ấy là Hassid – và tôi cũng tuyên bố Phật, Krishna, Nanak và Mohammed. Truyền thống Hassidism xuất hiện sau Baal Shem. Từ ngữ không thành vấn đề, tinh thần mới là vấn đề.
Cuốn sách thứ hai của Martin Buber, I AND THOU (TA VÀ NGƯƠI), là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, vì cuốn sách đó mà ông đoạt giải Nobel. Hãy tha thứ cho tôi, nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với điều đó. Tôi nhắc đến nó bởi vì nó là tác phẩm hay, được viết rất sắc sảo, có chiều sâu và rất chân thật. Nhưng trong nó vẫn không có linh hồn, bởi trong chính Buber linh hồn cũng bị lỡ. Làm sao mà người đàn ông nghèo nàn đó lại có thể mang linh hồn vào cuốn sách của mình, vào kiệt tác của mình?
TA VÀ NGƯƠI rất được người Do Thái trân trọng bởi vì họ nghĩ nó đại diện cho tôn giáo của họ. Nó không đại diện cho bất kỳ tôn giáo nào cả, không Do Thái giáo hay không Hindu giáo; nó chỉ đại diện cho sự vô minh của người đàn ông được gọi là Martin Buber. Nhưng con người đó chắc chắn là một nghệ sĩ, một tài năng kiệt xuất. Khi một người tài năng bắt đầu viết một cái gì đó mà mình không biết thì người đó vẫn có thể cho ra đời một kiệt tác.
TA VÀ NGƯƠI về cơ bản là sai bởi vì Buber nói đó là cuộc đối thoại giữa con người và Thượng đế. TA VÀ NGƯƠI …! Vô nghĩa! Không thể có cuộc đối thoại giữa con người và Thượng đế, chỉ có thể có sự im lặng. Đối thoại ư? Bạn sẽ nói gì với Thượng đế? Sự mất giá của đồng dollar chăng?  Hoặc Ayatollah Ruhollah Khomeini? Bạn sẽ có cuộc đối thoải như thế nào với Thượng đế? Không có gì để bạn nói cả. Bạn chỉ có thể ở trong trạng thái kính sợ… tuyệt đối im lặng.
Không có ‘Ta’ và không có ‘Ngươi’ trong sự tĩnh lặng đó; do vậy mà tôi bác bẻ lại không chỉ cuốn sách mà cả tựa đề nữa. TA VÀ NGƯƠI…? Điều đó có nghĩa con người vẫn giữ tách biệt. Không, điều đó tựa như giọt sương trượt khỏi lá sen và rơi vào đại dương. Giọt sương biến mất, hoặc nói cách khác, trở thành đại dương, nhưng vẫn không có Ta và Ngươi. Chỉ có Ta hoặc chỉ có Ngươi. Nhưng khi không có Ta thì không thể có Ngươi, điều đó sẽ không có bất kỳ ý nghĩa nào. Nếu không có Ngươi thì không thể có Ta, cho nên thực tế là chỉ có sự im lặng… khoảng tạm dừng này… Trạng thái im lặng của tôi trong thời điểm nói nhiều hơn những gì mà Martin Buber cố nói trong TA VÀ NGƯƠI, và chỉ có sự thất bại. Nhưng, mặc dù đó là sự thất bại, nó vẫn là kiệt tác.
Thứ ba… Martin Buber là người Do Thái, và những người Do Thái khác đang đứng xếp hàng. Chúa ơi, hàng mới dài làm sao, và Devageet và Ashu tội nghiệp… sau tất cả, họ cũng phải ăn, họ không thể chỉ sống bằng những lời nói của tôi. Cho nên tôi sẽ tăng tốc. Tôi sẽ cố giải tán nhiều như tôi có thể. Nhưng có một số ít vẫn cứng đầu, và tôi biết họ sẽ không bỏ đi nếu tôi không nói một cái gì đó về họ.
Người thứ hai sau Martin Buber là một trong những người cứng đầu nhất – không cứng đầu hơn tôi. Có lẽ một trong những kiếp trước tôi là người Do Thái; chắc đã là vậy. Con người này là Karl Marx. Cuốn sách ông ta đang cầm trong tay là cuốn DAS KAPITAL (TƯ BẢN LUẬN).
Đây là cuốn sách tệ hại nhất đã từng được viết. Nhưng dù sao đó cũng là một cuốn sách lớn, bởi vì nó thống trị hàng triệu người. Gần một nửa thế giới là cộng sản, và bạn không thể chắc chắn về nửa kia. Ngay cả những người không phải là cộng sản, trong thâm tâm họ cảm thấy có một cái gì đó tốt của chủ nghĩa cộng sản. Không có gì tốt trong nó cả. Đó là sự bóc lột của một giấc mơ lớn. Karl Marx chỉ là người mơ – không phải là nhà kinh tế, không bao giờ – chỉ là người mơ; nhà thơ, nhưng là nhà thơ hạng ba. Ông ta cũng không phải là nhà văn lớn. Không có ai đọc TƯ BẢN LUẬN. Tôi đã tình cờ gặp nhiều người cộng sản tầm cỡ, và tôi đã hỏi họ, nhìn sâu vào mắt họ, “Ông đã đọc TƯ BẢN LUẬN chưa?” Không một người nào đã nói có.
Họ nói, “Chỉ một số ít trang… Chúng tôi có quá nhiều việc phải làm, chúng tôi không thể đọc cuốn sách dày như vậy.” Hàng nghìn trang và tất cả chỉ là rác rưởi, được viết một cách phi logic hoặc phi lý, giống như ai đó đã hóa điên. Karl Marx liên tục viết những gì xuất hiện trong đầu ông ta. Ngồi trong thư viện nước Anh, giữa hàng nghìn cuốn sách, ông ta liên tục viết và viết. Bạn biết đấy, gần như hàng ngày ông phải bị lôi ra khỏi thư viện lúc đóng cửa, điều đó đã trở thành thói quen. Ông ta bị ép phải rời đó; nếu không ông ta sẽ không nhúc nhích. Tình cờ ông được mang ra khỏi đó mà vẫn không ý thức.
Bây giờ người đàn ông này đã trở thành một vị thánh! Đó là một cái gì đó giống như bộ ba vô cùng xấu xa: Karl Marx, Friedrich Engels, và tất nhiên là Lenin – đó là ba vị đã trở thành gần như những vị thánh của hàng triệu người trên trái đất. Đó là một thảm họa, nhưng tôi vẫn nói đến cuốn sách – không phải là bạn nên đọc nó, mà bạn đừng đọc nó. Hãy gạch dưới những gì tôi đã nói: đừng dọc nó. Bạn đã rất rối bời rồi. Thế là đủ rồi. Không cần TƯ BẢN LUẬN nữa.
Thứ tư: Nên nhớ rằng Karl Marx cũng là người Do Thái. Đây là một dãy toàn những người Do Thái. Thứ tư, Sigmund Freud, một người Do Thái khác. Tác phẩm vĩ đại nhất của ông ấy là LECTURES OF PSYCHOANALYSIS (NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ PHÂN TÂM HỌC). Tôi không thích từ phân tích, hoặc cũng không thích con người đó, nhưng ông ấy đã tạo ra một phong trào vĩ đại như Karl Marx. Ông cũng là một trong những nhân vật thống trị thế giới.
Người Do Thái luôn mơ về việc thống trị thế giới. Họ đang thực sự thống trị. Có thể nói ba người quan trọng nhất thống trị thời đại này là Karl Marx, Sigmund Freud và Albert Einstein. Ba người đó đều là Do Thái. Người Do Thái đã đạt được giấc mơ của họ, họ đang thống trị. Nhưng về những vấn đề kinh tế thì Marx lại sai lầm; Freud cũng sai bởi vì tâm trí không thể được phân tích, mà phải đặt sang một bên để bạn có thể vào thế giới phi-tâm trí.
Tất nhiên, về lý thuyết tương đối thì Albert Einstein là đúng, nhưng ông đã chứng tỏ là tuyệt đối ngớ ngẩn khi ông viết thư cho Tổng thống Roosevelt, đề nghị chế tạo bom nguyên tử. Hiroshima và Nagasaki – hàng nghìn người đã bị chết, bị thiêu sống, tất cả đều chỉ thẳng tới Albert Einstein. Vì bức thư đó mà quá trình chế tạo bom nguyên tử ở Mỹ mới bắt đầu. Ông ấy không bao giờ có thể tha thứ cho mình; đó là phần tốt của con người ông. Ít nhất ông ấy cũng đã nhận ra mình đã phạm phải một trong những tội ác khủng khiếp nhất. Ông đã ra đi trong nỗi thất vọng ê chề. Trước khi chết ông ấy đã nói, “Tôi không bao giờ muốn ra đời như là một nhà vật lý, mà chỉ là một người thợ sửa bơm.”
Và ông ấy là một trong những bộ óc vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử con người. Tại sao ông ấy lại quá chán với việc là nhà vậy lý? Tại sao? Vì lý do đơn giản là ông đã không ý thức được về những gì mình đang làm. Ông ấy trở nên nhận ra chỉ khi đã quá muộn… Đó là cách thức của con người vô thức: anh ta trở nên nhận biết chỉ khi quá muộn. Người tỉnh thức luôn nhận biết trước.
Thứ năm… Tôi có quá nhiều người Do Thái đang chờ, chọn ai và không chọn ai, đây quả thực là điều khó khăn? Và bạn biết đó, người Do Thái không dễ đối xử. Đúng ra tôi nên bỏ toàn bộ dãy này còn hơn là bị áy náy. Cho nên tôi sẽ bắt đầu với một cái gì đó khác. Kết thúc với người Do Thái, ít nhất là tại thời điểm này. Xin tất cả các vị giải tán! Tôi đang nói với người Do Thái, chứ không phải với các bạn.
Thứ năm: Tôi đã lo lắng rằng có thể tôi không nói được cuốn sách MEETING WITH REMARKABLE MEN (GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI PHI THƯỜNG) của Gurdjieff. Cám ơn Thượng đế về phần tái-tái bút này. Đây là tác phẩm lớn.
Gurdjieff đã du hành khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông và Ấn Độ. Ông đã đến Tây Tạng; không chỉ thế, ông còn là người thầy của Dalai Lama sau cùng… không phải vị hiện nay – ông ta là kẻ ngốc – mà là người trước đó. Tên của Gurdjieff được viết bằng tiếng Tây Tạng là Dorjeb, và rất nhiều người nghĩ rằng Dorjeb là một người đàn ông khác. Ông ấy không là ai khác George Gurdjieff. Thực tế này được biết đến bởi chính quyền Anh – Gurdjieff đã ở Tây Tạng trong nhiều năm; không chỉ thế mà ông còn sống trong lâu đài ở Lhasa nhiều năm – họ đã ngăn cản ông không cho sống ở nước Anh. Đầu tiên ông ấy muốn sống ở nước Anh nhưng không được phép.
Gurdjieff đã viết cuốn GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI PHI THƯỜNG như là hồi ký. Đó là hồi ức rất tôn kính đối với tất cả những người phi thường kỳ lạ mà ông đã gặp trong cuộc đời mình – các vị Sufi, các nhà huyên môn Ấn Độ, các vị Lama Tây tạng, các vị tu sĩ Zen Nhật Bản. Tôi phải nhắc bạn rằng ông ấy đã không hề viết về tất cả họ; ông ấy đã để lại nhiều người ngoài danh sách vì một lý do đơn giản rằng cuốn sách sẽ được bán ngoài thị trường và nó phải thỏa mãn những yêu cầu của thị trường.
Tôi không phải thỏa mãn bất kỳ yêu cầu của bất kỳ ai. Tôi không phải là người lo lắng về thị trường, do vậy tôi có thể nói rằng ông ấy đã bỏ lại những người thực sự quan trọng bậc nhất từ danh sách của mình. Nhưng dù ông ấy đã viết gì thì cũng tuyệt đẹp. Nó vẫn còn làm cho tôi ứa lệ. Bất kỳ khi nào có thứ gì đó đẹp thì mắt tôi cũng ngấn lệ; không có cách nào khác để biểu lộ lòng tôn kính.
Cuốn sách này nên được nghiên cứu chứ không chỉ đọc. Trong tiếng Anh bạn không có từ nào cho path; đó là từ Hindu mà nó có nghĩa là hàng ngày đọc và đọc cùng một vấn đề suốt cuộc đời bạn. Nó không thể được dịch như là đọc, đặc biệt là ở phương Tây, khi bạn đọc sách bìa mềm, bạn vứt nó đi hoặc bạn để lại trên tàu sau khi đã đọc nó. Nó cũng không thể được dịch như là nghiên cứu, bởi vì nghiên cứu là tập trung nỗ lực để hiểu một từ hoặc cụm từ. ‘Path’ không là đọc hay nghiên cứu, mà là một cái gì đó tầm cỡ hơn. Nó đang lặp lại một cách vui vẻ, rất vui vẻ đến mức nó thấm vào trái tim bạn, nó trở thành hơi thở bạn. Nó là suốt đời, và đó là điều cần thiết nếu bạn muốn hiểu những cuốn sách thực, những cuốn sách như cuốn GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI PHI THƯỜNG.
Nó không phải là hư cấu như DON JUAN – con người hư cấu được tạo ra bởi người đồng nghiệp Mỹ, Carlos Castaneda. Người đàn ông này đã thực hiện một việc tai hại đối với nhân loại. Người ta không nên viết hư cấu tâm linh vì lý do đơn giản là mọi người bắt đầu nghĩ rằng tâm linh không là gì mà chỉ là hư cấu.
GẶP GỠ NHỮNG NGƯỜI PHI THƯỜNG là cuốn sách thực sự. Một số người mà Gurdjieff nhắc đến vẫn còn sống; chính tôi đã gặp một vài người trong số họ. Tôi là nhân chứng cho thực tế rằng những người đó không phải là hư cấu, mặc dù tôi không thể tha thứ cho Gurdjieff vì đã để ra ngoài những người phi thường nhất mà ông đã gặp.
Không cần thiết phải thỏa hiệp với thương trường; đừng bao giờ có nhu cầu thỏa hiệp cả. Ông ấy là một con người mạnh mẽ, tôi tự hỏi tại sao ông đã thỏa hiệp, tại sao ông đã bỏ sót những người thực sự quan trọng. Tôi đã gặp số người mà ông ấy đã bỏ sót trong cuốn sách, chính họ đã nói với tôi rằng Gurdjieff đã ở đó. Bây giờ họ đã già. Nhưng cuống sách vẫn tốt – một nửa, không hoàn thiện, nhưng giá trị.
Thứ sáu: Tôi đã luôn yêu một cuốn sách mà tác giả của nó là người vô danh; ông ấy là một người ẩn danh, mặc dù người ta biết cuốn sách được viết bởi một môn đệ của Kabir. Ai đã viết nó, điều đó không thành vấn đề, nhưng dù là ai thì chắc chắn cũng là người chứng ngộ; có thể nhấn mạnh điều đó mà không hề ngần ngại.
Đó là một cuốn sách mỏng gồm nhiều bài thơ, những vần thơ rất xoàng. Có thể người đàn ông đó không được học nhiều, nhưng điều đó cũng không thành vấn đề. Vấn đề là chất trong nó. Đúng, chất mới là vấn đề – nội dung. Cuốn sách thậm chí không được xuất bản. Những người có cuốn sách đó chống lại việc xuất bản nó, và tôi có thể hiểu cảm giác của họ và hoàn toàn đồng ý với họ. Họ nói khi cuốn sách được xuất bản thì nó lại trở thành một phần của thị trường, và họ không muốn nó được xuất bản. Nếu ai đó muốn có cuốn sách thì có thể đến và tự chép tay. Cho nên có rất nhiều bản chép tay khắp Ấn Độ, nhưng tất cả họ đều đã hứa là không xuất bản. Chắc chắn việc xuất bản gây ra một cái gì đó cho cuốn sách; nó trở thành máy móc, nó mất đi một cái gì đó khi in ấn và xuất bản. Nó mất đi tinh thần của nó; nó xuất hiện như cái xác.
Không có tên nào cho cuốn sách này; bởi vì nó không bao giờ được xuất bản nên không cần tên. Tôi đã hỏi những người có bản gốc, “Bạn gọi nó là gì?”
Họ trả lời, “THE GRANTHA.”
Bây giờ, THE GRANTHA sẽ phải được giải thích cho bạn. Đó là từ cổ khi mà những cuốn sách được viết trên lá, chứ không phải trên giấy. Chắc chắn những chiếc lá có thể được sử dụng để viết và khi bạn buộc chúng lại cùng nhau thì được gọi là GRANTHA. ‘Buộc lại’ chính xác là nghĩa của THE GRANTHA – ‘buộc những chiếc lá lại’.
Cuốn sách có một số phát biểu vô cùng giá trị. Tôi sẽ cho bạn biết chỉ một số ít. Một, nó nói: những gì có thể được nói thì đừng bận tâm về nó, nó không thể là thực. Sự thật không thể được nói. Thứ hai: Thượng đế chỉ là một từ – có ý nghĩa, nhưng không tồn tại. Thượng đế chỉ là biểu tượng biểu trưng cho trải nghiệm, chứ không phải là một khách thể. Thứ ba: thiền không phải là quá trình tâm lý, nó không phải là của tâm trí. Ngược lại, bỏ rơi tâm trí là thiền. Và vân vân.
Tôi muốn nói đến THE GRANTHA vì nó không được nói đến ở bất kỳ đâu và chưa bao giờ được dịch.
Thứ bảy… những con số của tôi vẫn đúng chứ?
“Đúng, thưa Osho.”
Tôi chống lại Karl Marx và Friedrich Engels nhưng tôi phải đánh giá cao cuốn sách của hai người đó, COMMUNIST MANIFESTO (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN) – và nên nhớ, tôi không phải là người cộng sản! Bạn không thể tìm ra người nào chống cộng sản nhiều hơn tôi, nhưng tôi vẫn yêu cuốn sách mỏng đó. TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN. Tôi thích cách nó được viết – không phải nội dung mà là văn phong.
Bận biết cái thích của tôi là đa dạng và tôi sẽ đánh giá cao văn phong. Chắc hẳn Phật sẽ nhắm mắt và bị tai, Mahavira hẳn sẽ chạy thật xa: văn phong ư…? Nhưng tôi có tiêu chuẩn của riêng mình. Đúng, tôi thích cách viết cuốn TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN, và tôi ghét nội dung. Bạn có hiểu tôi không? Người ta có thể thích trang phục và ghét con người. Đó chính xác là trường hợp của tôi. Câu cuối cùng trong TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN là: giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại. Các bạn không có gì mất ngoài những xiềng xích, và các bạn có cả thế giới để chiến thắng.
Bạn có nhìn thấy văn phong? Sức mạnh của câu nói là ở chỗ: Liên hiệp lại! Các bạn không mất gì ngoài những xiềng xích, và một thế giới để chiến thắng. Đó là điều mà tôi nói với các sannyasin của tôi, mặc dù tôi không nói liên hiệp lại, tôi nói: chỉ tồn tại – và bạn không có gì mất ngoài những xiềng xích của bạn.
Và tôi không nói rằng bạn phải chiến thắng thế gian – ai quan tâm, ai bận tâm! Liệu bạn có thể thuyết phục tôi trở thành Alexander Đại đế hoặc Napoleon Bonaparte hoặc Adolph Hitler hoặc Joseph Stalin hoặc Mao Trạch Đông? Có một danh sách dài gồm tất cả những kẻ ngốc đó và tôi không muốn có bất kỳ điều gì liên quan tới họ. Tôi không nói với các sannyasin của tôi: hãy giành chiến thắng – không có gì để chiến thắng. Chỉ tồn tại – đó là tuyên ngôn của tôi. Tồn tại, bởi vì trong tồn tại bạn đã giành được tất cả rồi.
Thứ tám… tôi vẫn đúng đấy chứ?
“Đúng, thưa Osho.”
Tốt. Bạn vẫn đang trông nom đấy chứ? Bạn có sắp đặt trước không đấy? – bởi vì hôm nay tôi không nghe các bạn thì thầm. Hãy thì thầm một chút, điều đó lại cảm thấy ổn.
Thứ tám, cuốn sách của Marcel, THE MYTH OF SISYPHUS (THẦN THOẠI SISYPHUS). Theo cảm giác thông thường thì tôi không phải là một người tôn giáo; tôi là người tôn giáo theo cách của riêng mình. Cho nên mọi người sẽ ngạc nhiên tại sao tôi lại đang tính cả những cuốn sách không phải là tôn giáo. Chúng là tôn giáo, nhưng bạn phải đào sâu, và sau đó bạn sẽ tìm ra chất tôn giáo của chúng. Thần thoại Sisyphus là thần thoại cổ, và Marcel đã sử dụng nó cho cuốn sách của ông. Hãy để tôi kể chuyện đó cho bạn.
Sisyphus, một vị thần, đã bị đuổi ra khỏi thiên đường vì đã không tuân lệnh Thượng đế tối cao và đã bị trừng phạt. Hình thức trừng phạt là ông ấy phải mang một tảng đá to từ thung lũng lên đỉnh một ngọn núi, đỉnh núi đó quá nhọn và quá hẹp đến mức mỗi lần ông ấy lên tới đó và cố đặt tảng đá xuống, thì nó lại bắt đầu lăn xuống thung lũng. Sisyphus lại phải xuống thung lũng và mang nó lên, thở hổn hển, toát mồ hôi… Một công việc vô nghĩa… biết rõ rằng nó lại sẽ trượt xuống, nhưng phải làm gì?
Đây là toàn bộ lịch sử của con người. Chính vì vậy mà tôi nói nếu bạn đào sâu bạn sẽ tìm ra tôn giáo tinh khiết trong nó. Đây là tình trạng của con người và nó đã luôn là vậy. Bạn đang làm gì? Mọi người đang làm gì? Mang tảng đá lên đỉnh núi, nơi mà nó luôn rơi trở lại thung lũng, thậm chí có lẽ mỗi lần như vậy nó rơi sâu hơn một chút. Và buổi sáng hôm sau, tất nhiên sau bữa ăn sáng, bạn lại mang nó. Và bạn biết điều gì sẽ xảy ra trong khi mang nó. Nó lại trượt xuống.
Câu chuyện thần thoại thật đẹp. Marcel đã giới thiệu lại nó. Ông ấy là người rất tôn giáo. Thực tế, ông ấy là người hiện sinh thực sự, chứ không phải là Jean-Paul Sartre, nhưng ông ấy không phải là lái buôn chính trị, cho nên ông không bao giờ xuất hiện trước thiên hạ. Ông đã giữ im lặng, viết trong thầm lặng, chết trong im lặng. Nhiều người trên thế giới không biết rằng ông không còn nữa. Ông ấy là người đàn ông quá tĩnh lặng – nhưng những gì ông đã viết, THẦN THOẠI SISYPHUS, lại rất hùng biện. THẦN THOẠI SISYPHUS là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất từng được sáng tác.
Thứ chín: Tôi nhắc đi nhắc lại, tôi không biết tại sao tôi phải tính đến Bertrand Russell. Tôi luôn yêu ông ấy, và cũng biết rõ rằng chúng tôi là những cực riêng biệt – thực tế là đối nghịch tuyệt đối. Có lẽ đó là lý do. Những cực đối nghịch hút lẫn nhau. Bạn có nhìn thấy những giọt lệ trên khóe mi tôi? Chúng dành cho Bertrand Russell – Bertie những người bạn ông gọi ông như vậy. Cuốn sách thứ chín là THE HISTORY OF WESTERN PHILOSOPHY (LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY).
Liên quan đến triết học phương Tây thì không ai đã cho ra đời một tác phẩm tuyệt diệu như vậy. Chỉ có nhà triết học mới làm được điều đó. Các nhà sử học đã cố, và có nhiều câu chuyện về triết học, nhưng không có nhà lịch sử nào là nhà triết học. Đây là lần đầu tiên một nhà triết học tầm cỡ như Bertrand Russell đã viết một tác phẩm lịch sử – LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY. Và ông ấy rất thành thực đến mức không gọi nó là LỊCH SỬ TRIẾT HỌC, bởi vì ông biết chắc rằng mình không biết gì về triết học phương Đông. Ông trình bày một cách giản dị, khiêm tốn những gì ông biết, và cũng nói rõ rằng đó không phải là toàn bộ lịch sử triết học mà chỉ là phần phương Tây, từ Aristotle cho tới Bertrand Russell.
Tôi không thích triết học, nhưng cuốn sách của Russell không chỉ là lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Nó rất hệ thống, rất mỹ học, là sự sáng tạo tuyệt vời, có lẽ vì cơ bản Russell là nhà toán học.
Ấn Độ vẫn cần một Bertrand Russell để viết triết học Ấn Độ và lịch sử của nó. Có nhiều câu chuyện lịch sử nhưng chúng lại được viết bởi những nhà lịch sử, chứ không phải bởi những nhà triết học, và rõ ràng là các nhà sử học chỉ là những nhà lịch sử; họ không thể hiểu sự thâm sâu và nhịp điệu chuyển động của tư tưởng. Radhakrishna đã viết cuốn HISTORY OF INDIA PHILOSOPHY (LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ), có lẽ hy vọng rằng nó sẽ trở thành một cái gì đó giống như cuốn sách của Bertrand Russell, nhưng nó chỉ là một tên trộm. Cuốn sách không được viết bởi Radhakrishna, nó là một luận án của một sinh viên nghèo mà Radhakridhna là người hướng dẫn, và ông ấy đã đánh cắp toàn bộ luận án. Có một vụ kiện chống lại ông ở tòa, nhưng người sinh viên đó quá nghèo đến mức anh ta đã không thể thắng được vụ kiện. Anh ta đã bị Radhakrishna dùng tiền để bịt miệng.
Bây giờ, những người như vậy không thể mang đến sự công bằng cho nền triết học Ấn Độ. Ân Độ, Trung Quốc cần một Bertrand Russell… đặc biệt là hai quốc gia đó. Phương Tây thật may mắn khi có nhà tư tưởng cách mạng như Bertrand Russell, là người có thể và đã viết bài tường thuật hay nhất mô tả toàn bộ sự phát triển của tư tưởng phương Tây, từ Aristotle cho đến chính ông.
Thứ mười. Cuốn sách thứ mười mà tôi sẽ nói bây giờ lại không phải là sách tôn giáo. Nó là tôn giáo chỉ nếu bạn thiền về nó… nếu bạn không đọc nó, nhưng thiền về nó. Nó vẫn còn chưa được dịch và vẫn là ngôn ngữ nguyên thủy Hindi, THE SONGS OF DAYABAI (NHỮNG BÀI CA CỦA DAYABAI) .
Tôi cảm thấy có một chút tội lỗi bởi vì tôi đã nhắc đến Rabiya, Meera, Lalla, Sahajo, và tôi đã để lại một người phụ nữ xứng đáng được nhắc đến: Daya. Bây giờ tôi cảm thấy thư giãn.
NHỮNG BÀI CA CỦA DAYA. Bà là người cùng thời với Meera và Sahajo, nhưng bà còn sâu sắc hơn họ. Bà thực sự vượt lên những số đó. Daya là một con chim cúc cu nhỏ bé – nhưng đừng lo lắng… Thực tế, ở Ấn Độ, cúc cu được gọi là koyal, mà nó không có nghĩa là gàn dở. Daya thực sự là con cúc cu – không gàn dở mà là giọng ca ngọt ngào như koyal Ấn Độ. Vào một đêm hè Ấn Độ, tiếng cúc cu vọng lại từ xa; đó chính là điều mà Daya… tiếng vọng đêm hè của thế giới này.
Tôi đã nói về bà; có lẽ vào một ngày nó có thể được dịch. Nhưng tôi lại sợ điều đó là không thể, bởi vì làm sao người ta có thể dịch những nhà thơ và ca sĩ đó? Phương Đông là thơ ca thuần khiết, phương Tây và các ngôn ngữ của nó đều là văn xuôi, thuần túy văn xuôi. Tôi chưa bao giờ tình cờ gặp thơ ca thực sự bằng tiếng Anh. Đôi khi tôi nghe những nhạc sĩ cổ điển phương Tây vĩ đại… vào một ngày tôi đang nghe Beethoven, nhưng tôi phải dừng giữa chừng. Khi bạn đã biết âm nhạc phương Đông rồi thì không gì có thể so sánh với nó. Khi bạn đã nghe sáo trúc Ấn Độ rồi thì mọi âm nhạc khác chỉ là bình thường.
Cho nên tôi không nghĩ những ca sĩ, những nhà thơ và những người điên đó, những người mà tôi đã nói bằng tiếng Hindi lại sẽ được dịch, nhưng tôi không thể cưỡng lại việc nói đến tên họ. Có lẽ chính việc nhắc đến sẽ tạo ra trạng thái để chúng có thể được dịch.
Xem tiếp Chương 13 - Quay về Mục lục

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 11

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 11
1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA


Được thôi. Cho đến bây giờ tôi đã nói bao nhiêu cuốn ở phần tái bút rồi?
“Bốn mươi cuốn trong phần tái bút rồi, thưa Osho.”
Tốt. Tôi là gã cứng đầu.
Đầu tiên, cuốn THE OUTSIDER (NGƯỜI NGOÀI CUỘC) của Colin Wilson. Đó là một trong những cuốn sách ảnh hưởng nhất của thế kỷ này – nhưng người đàn ông đó lại là người bình thường. Ông ấy là một học giả rất có khả năng, và đúng, ông ấy cũng có một vài sự thấu suốt chỗ này chỗ kia – nhưng cuốn sách thì lại rất tuyệt.
Về Colin Wilson thì chính ông ấy không phải là người ngoài cuộc, ông ấy là người trần tục. Tôi là người ngoài cuộc, chính vì vậy mà tôi yêu cuốn sách. Tôi yêu nó bởi vì, mặc dù ông ấy không phải là một phần của bình diện tôi nói về, nhưng ông ấy viết rất, rất gần với sự thật. Nhưng nhớ rằng, ngay cả nếu bạn gần với sự thật thì bạn vẫn là giả. Bạn hoặc là thật hoặc là giả, không có gì ở giữa.
Cuốn sách NGƯỜI NGOÀI CUỘC đại diện cho nỗ lực lớn lao của Wilson để hiểu thế giới của người ngoài cuộc từ bên ngoài; từ bên ngoài nhìn vào người ngoài cuộc, giống như ai đó đang nhìn trộm qua lỗ khóa. Ông ấy có thể nhìn thấy một chút – và Colin Wilson đã nhìn thấy. Cuốn sách đáng giá để đọc – chỉ đọc chứ không nghiên cứu. Hãy đọc nó và quẳng nó vào sọt rác, bởi vì nếu cuốn sách không xuất hiện từ người bên ngoài thực thì nó sẽ chỉ là tiếng vọng rất xa… tiếng vọng của tiếng vọng, phản chiếu của phản chiếu.
Thứ hai, cuốn THE ANALECTS OF CONFUCIUS (VĂN TUYỂN CỦA KHỔNG TỬ). Tôi không thích Khổng Tử chút nào, và tôi không cảm thấy tội lỗi gì khi không thích ông. Nhưng tôi lại cảm thấy thực sự khuây khỏa rằng bây giờ nó đang được ghi chép. Khổng Tử và Lão Tử là những người cùng thời. Lão Tử già hơn một chút; thậm chí Khổng Tử còn đến gặp Lão Tử và run rẩy quay về, toát mồ hôi, run tới từng tế bào. Các môn đệ của ông ấy đã hỏi, “Điều gì đã xảy ra trong hang động đó?… Bởi vì ngoài hai người, không có ai ở đó.”
Khổng Tử nói, “Thật may là không có ai đã chứng kiến. Con người đó, Chúa ơi, ông ta là một con rồng! Hẳn ông ta sẽ tiêu diệt ta, nhưng ta đã trốn được. Ông ta thực sự nguy hiểm.”
Nội dung mà Khổng Tử tường thuật là đúng. Một người như Lão Tử có thể giết bạn chỉ để bạn tái sinh; và nếu con người không sẵn sàng chết thì không thể được tái sinh. Khổng Tử đã trốn khỏi sự tái sinh của mình.
Tôi đã chọn Lão Tử và chọn vĩnh viễn. Khổng Tử thuộc về thế giới rất bình thường, trần tục. Nhưng hãy ghi nhớ rằng tôi không thích ông ấy; ông ấy là kẻ hợm hĩnh. Thật ra là ông ấy không ra đời ở nước Anh. Nhưng dù sao thì Trung Quốc vào thời đó cũng LÀ nước Anh. Vào thời đó nước Anh còn rất man rợ, ở đó không có gì giá trị.
Khổng Tử là nhà chính trị, ranh mãnh, tinh quái, nhưng không thực sự thông minh; nếu không ông ấy đã phục xuống chân Lão Tử rồi, ông ấy hẳn đã không bỏ trốn. Ông ấy không chỉ sợ Lão Tử mà còn sợ sự tĩnh lặng… bởi vì Lão Tử và tĩnh lặng là một.
Nhưng tôi muốn tính đến một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Khổng Tử, chỉ vì sự công bằng. VĂN TUYỂN là cuốn sách quan trọng nhất của ông. Theo tôi nó giống như rễ của cây, xấu xí nhưng rất cốt lõi – điều mà bạn gọi là cái xấu cần thiết. VĂN TUYỂN là cái xấu cần thiết. Trong đó ông ấy nói về thế gian, những vấn đề trần tục, chính trị và mọi thứ. Một môn đệ đã hỏi ông, “Thưa Bậc Thầy, sự tĩnh lặng là gì?”
Khổng Tử phát cáu, khó chịu. Ông ấy hét vào người môn đệ và nói, “Câm mồm! Tĩnh lặng ư? – ông sẽ có tĩnh lặng trong nấm mồ. Lúc sống không cần nó, có nhiều thứ còn quan trọng hơn nhiều.”
Đây là thái độ của ông ấy. Bạn có thể hiểu tại sao tôi không thích ông ấy. Tôi thương hại cho ông ấy. Ông ấy là người tốt. Than ôi, ông ấy đã đến rất gần với một trong những con người vĩ đại nhất, Lão Tử, nhưng lại bị lỡ! Tôi chỉ có thể rơi nước mắt tiếc cho ông.
Thứ ba: Kahlil Gibran đã viết nhiều sách bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Những cuốn này ông viết bằng tiếng Anh, rất nổi tiếng: THE PROPHET và THE MADMAN (NHÀ TIÊN TRI và NGƯỜI ĐIÊN)… và có nhiều cuốn khác nữa. Nhưng ông viết nhiều bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, một số trong chúng đã được dịch. Tất nhiên những bản dịch không thể như bản gốc, nhưng Kahlil Gibran quá vĩ đại đến mức ngay cả với bản dịch bạn cũng có thể tìm ra một cái gì đó giá trị. Hôm nay tôi sẽ nói đến một vài bản dịch. Thứ ba là cuốn THE GARDEN OF THE PROPHET (KHU VƯỜN CỦA NHÀ TIÊN TRI). Đó là bản dịch, nhưng nó lại nhắc tôi về Epicurus vĩ đại.
Không biết ngoài tôi có ai từng gọi Epicurus là vĩ đại. Ông đã bị lên án trong nhiều thời đại. Nhưng tôi biết rằng khi mà những đám đông lên án một con người thì trong con người đó buộc phải có một cái gì đó vĩ đại. Cuốn sách của Kahlil Gibran, KHU VƯỜN CỦA NHÀ TIÊN TRI nhắc tôi về Epicurus, bởi vì ông ấy từng gọi cộng đồng của mình là Khu vườn. Mọi thứ mà con người làm thì đều đại diện cho người đó. Plato đã gọi cộng đồng của ông ấy là Học viện – một cách tự nhiên; ông ấy là một viện sĩ, một nhà triết học có trí tuệ tầm cỡ.
Epicurus đã gọi cộng đồng của mình là Khu vườn. Họ sống dưới những lùm cây, những vì sao. Có một lần, một vị vua đã đến thăm Epicurus, bởi vì vị vua đó đã nghe những con người đó sống rất hạnh phúc. Ông ta muốn biết, ông ta tò mò vì sao những người đó lại quá hạnh phúc như vậy: nguyên nhân là gì? – bởi vì họ không có bất kỳ thứ gì. Ông ta đã bối rối, bởi vì họ thực sự hạnh phúc, họ đang ca hát và nhảy múa.
Vị vua nói, “Ta cảm thấy rất vui vì ông và những người của ông, Epicurus. Ông có muốn một món quà của ta?”
Epicurus nói với nhà vua, “Nếu lần sau ngài đến thì xin hãy mang một chút bơ, bởi vì trong nhiều năm người của tôi đã không biết đến bơ. Họ ăn bánh mì mà không có bơ. Và một điều nữa: nếu ngài có đến thì xin đừng đứng như một người bên ngoài; ít nhất ngay bây giờ ngài đang ở đây và trở thành một phần của chúng tôi. Hãy tham gia, hãy là một phần của chúng tôi. Hãy nhảy múa, ca hát. Chúng tôi không có gì khác để dâng tặng ngài.”
Cuốn sách của Kahlil Gibran nhắc tôi về Epicurus. Tôi xin lỗi vì đã không nhắc đến Epicurus, nhưng tôi không chịu trách nhiệm về điều đó. Cuốn sách của ông ấy đã bị đốt, bị hủy hoại bởi người Cơ đốc. Tất cả những bản sao đã bị hủy hoại từ hàng trăm năm trước. Cho nên tôi không thể nói về cuốn sách của ông ấy, nhưng tôi đã mang ông đến thông qua Kahlil Gibran và cuốn sách của ông, KHU VƯỜN CỦA NHÀ TIÊN TRI.
Thứ tư… tốt… bản dịch khác của Kahlil Gibran, THE VOICE OF THE MASTER (LỜI CỦA BẬC THẦY). Bản gốc của nó chắc phải là cuốn sách rất hay, bởi vì đây đó trong bản dịch vẫn còn những dấu hiệu của vẻ đẹp. Buộc phải như vậy. Ngôn ngữ mà Kahlil Gibran nói rất gần với ngôn ngữ của Jesus. Họ là những người hàng xóm. Nhà của Kahlil Gibran ở Lebanon. Ông ấy sinh ra ở vùng đồi Lebanon, dưới những cây tuyết tùng. Chúng là thứ cây hùng vĩ nhất trên thế giới. Nhìn cây tuyết tùng bạn có thể tin Van Gogh rằng, những cây đó là ước nguyện của trái đất vươn tới những vì sao. Chúng cao hàng trăm thước và sống hàng nghìn năm.
Kahlil Gibran đại diện cho Jesus theo cách nào đó; ông ấy thuộc về cùng một bình diện, mặc dù ông không phải là một dạng christ. Ông ấy đã có thể. Giống như Khổng Tử, ông ấy cũng đã bị lỡ. Có những người sống cùng thời với Gibran, mà với những người đó ông ấy có thể đã biến đổi, nhưng người đồng nghiệp tội nghiệp đi lang thang trên những con phố bẩn thỉu ở New York. Ông ấy nên tới Maharshi Ramana, là người vẫn đang còn sống, là một vị christ, một vị phật.
Thứ năm là cuốn sách của Maharshi Ramana. Nó không hẳn là cuốn sách, chỉ là cuốn sách nhỏ có tựa đề WHO AM I? (TA LÀ AI?)
Ramana không phải là một học giả, cũng không phải là người được giáo dục nhiều. Ông ấy đã rời gia đình khi chỉ mới mười một tuổi và không bao giờ quay trở về. Ai còn quay về ngôi nhà bình thường khi đã tìm ra ngôi nhà thực? Phương pháp của ông ấy là câu hỏi đơn giản đối với cốt lõi sâu thẳm của bạn, “Ta là ai?”. Ông là người sáng lập thực sự của chứng ngộ mãnh liệt, chứ không phải là người đồng nghiệp Mỹ nào đó, người giả vờ trở thành người sáng tạo ra nó.
Tôi đã nói đó không phải là cuốn sách tầm cỡ mà con người viết ra nó mới tầm cỡ. Thỉnh thoảng tôi nhắc đến những cuốn sách tầm cỡ lại được viết bởi những con người nhỏ bé, rất xoàng. Bây gờ tôi đang nói đến một người thực sự tầm cỡ, là người đã viết một cuốn sách rất mỏng, chỉ vài trang, một cuốn sách nhỏ. Ngược lại ông ấy luôn tĩnh lặng; ông nói rất ít, chỉ thỉnh thoảng. Kahlil Gibran hẳn sẽ rất được lợi nếu ông ấy đến với Maharshi Ramana. Thế thì ông ấy hẳn sẽ nghe được LỜI CỦA BẬC THẦY. Maharshi Ramana hẳn cũng được lợi từ Kahlil Gibran, bởi vì ông ấy có thể viết không giống ai khác. Ramana là một người viết xoàng; Kahlil Gibran bình thường nhưng lại là một người viết tầm cỡ. Cả hai cùng nhau thì hẳn sẽ là một ân phúc cho thế gian.
Thứ sáu, THE MIND OF INDIA (TÂM TRÍ ẤN ĐỘ), được viết bởi Moorhead và Radhakrishnan. Moorhead không biết gì về Ấn Độ, Radhakrishnan cũng vậy, nhưng thật kỳ lạ là họ đã viết một cuốn sách rất hay, gần như đại diện cho toàn bộ di sản Ấn Độ. Chỉ có những đỉnh cao là bị lỡ, cứ như chiếc xe ủi đã không ngừng san phẳng những đỉnh Himalaya và biến chúng thành bình địa. Đúng, cả hai người đồng nghiệp đó đã thực hiện công việc của chiếc xe ủi. Nếu ai đó biết tâm trí Ấn Độ – tôi không thể gọi đó là tâm trí – thế thì tựa đề của cuốn sách nên là VÔ TRÍ CỦA ẤN ĐỘ.
Nhưng mặc dù cuốn sách không đại diện đỉnh cao nhất, nó vẫn đại diện cho cái thấp nhất, và cái thấp nhất là đa số, chín mươi chín phần trăm. Cho nên nó thực sự gần như đại diện cho toàn Ấn Độ. Nó được viết rất đẹp nhưng cũng chỉ là phỏng đoán. Một người là người Anh, còn người kia là một nhà chính trị Ý – một sự kết hợp tài tình! Và cả hai cùng nhau để viết cuốn sách này, TÂM TRÍ ẤN ĐỘ.
Thứ bảy. Bây giờ, tại điểm kết danh sách dài của chúng ta, tôi giới thiệu với bạn hai cuốn sách mà tôi nghĩ chắc bạn đã đọc: ALICE IN WONDERLAND (ALICE TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN) của Lewis Carroll và cuốn thứ tám là ALICE THROUGH THE LOOKING GLASS (ALICE NHÌN QUA THẤU KÍNH). Cả hai đều không nặng nề, chính vì vậy mà tôi yêu chúng. Cả hai đều được viết cho trẻ con, chính vì vậy mà tôi vô cùng kính trọng chúng. Cả hai đều tràn đầy vẻ đẹp, sự cao quý, điều huyền bí và những câu chuyện ngụ ngôn ngắn mà chúng có thể được hiểu bởi rất nhiều tầng lớp. Tôi luôn yêu một chuyện ngụ ngôn, ví dụ…
Alice đến với nhà Vua – hoặc có lẽ đó là Nữ hoàng, điều đó không thành vấn đề – và nhà Vua hỏi Alice, “Trên đường con có nhìn thấy vị sứ giả đang đến với ta không?”
Alice nói, “Thưa ngài, con đã gặp không người nào-nobody.”
Thế rồi nhà Vua nói, “Thế thì ông ấy chắc đến đây ngay bây giờ.”
Alice không thể tin vào tai mình, nhưng vì sự kính trọng, ngạc nhiên, Alice vẫn giữ im lặng, giống hệt một mệnh phụ nước Anh.
Gudia, bạn có đó không? Vào ngày nọ bạn đã hỏi tôi, “Thưa Osho, liệu quý bà nước Anh có còn trong tôi không?” Chỉ một chút thôi, không nhiều – không có gì lo lắng về điều đó. Và một chút là tốt.
Alice chắc phải là một mệnh phụ Anh hoàn hảo. Và vì nghi thức trang trọng mà cô ấy không cười khúc khích. Cô ấy nói rằng cô đã gặp không người nào-Nobody, và nhà Vua nghĩ cô đã gặp ai đó có tên gọi là Không người nào-Nobody. Chúa ơi, ông ta nghĩ Không người nào-Nobody là con người, rằng Không người nào-Nobody là ai đó…! Alice lại nói, “Thưa ngài, con đã không nói với ngài rằng con đã gặp không người nào? Không người nào là không người nào!”
Nhà Vua cười và nói, “Đúng, tất nhiên không người nào là không người nào, nhưng tại sao ông ta lại chưa tới?”
Những câu chuyện ngụ ngôn ngắn rất hay trong cả hai cuốn sách, ALICE TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN và ALICE NHÌN QUA THẤU KÍNH. Và thực tế kỳ lạ nhất để nhớ là Lewis Carroll không phải là tên thực… bởi vì ông ấy là nhà toán học và là một vị hiệu trưởng; do vậy mà ông dùng tên giả. Nhưng đó lại là tai ương, bút danh đã trở thành thực tại đối với cả thế giới và tên thực hoàn toàn bị lãng quên. Thật kỳ lạ là nhà toán học và vị hiệu trưởng lại có thể viết những cuốn sách quá đẹp như vậy.
Bạn sẽ tự hỏi tại sao tôi lại đang tính đến chúng. Tôi đang tính đến chúng bởi vì tôi muốn nói với thế giới rằng, với tôi BẢN THỂ VÀ CÁI KHÔNG của Jean-Paul Sartre và ALICE TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN của Lewis Carroll hoàn toàn giống nhau. Không vấn đề gì. Thực tế, nếu tôi phải chọn một trong hai thì tôi sẽ chọn ALICE TRONG THẾ GIỚI THẦN TIÊN và quẳng cuốn BẢN THỂ VÀ CÁI KHÔNG xuống biển, rất xa ngoài Thái bình dương để không ai còn tìm thấy nó nữa. Theo tôi, hai cuốn sách ngắn đó có giá trị tinh thần rất lớn… Đúng, tôi đang không nói đùa…. Ý tôi nói như vậy.
Thứ chín… tôi lại quay trở lại với Kahlil Gibran. Tôi đã yêu ông và muốn giúp ông. Tôi đã chờ ông, nhưng ông vẫn còn chưa chào đời. Ông sẽ phải tìm một Bậc Thầy khác trong tương lai. THE WANDERER (KẺ LANG THANG) là lựa chọn của tôi cho con số này.
KẺ LANG THANG của Kahlil Gibran là tuyển tập những câu chuyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn là phương pháp cổ nhất để nói về những điều sâu sắc; những điều không thể nói lại luôn có thể nói bằng ngụ ngôn. Đó là một tuyển tập đẹp gồm những câu chuyện ngắn.
Tôi là một kẻ mới bội tín làm sao! Dù có nhắm mắt, tôi không chỉ đang cố nói nhiều điều, mà cũng còn đang quan sát Devageet – anh ấy thậm chí cũng đang dùng chân mình, điều đó không lịch sự cho lắm, và lại phía sau lưng Bậc Thầy…! Phải làm gì đây, thế gian là vậy.
Ashu, điều này thật đẹp. Hãy nhắc tôi về con số.
“Chúng ta đang nói về con số chín, thưa Osho.”
Thứ mười: Một cuốn sách khác của Kahlil Gibran, THE SPIRILUAL SAYINGS (NHỮNG CHÂM NGÔN TÂM LINH). Bây giờ tôi phải phản đối, mặc dù sự phản đối là nhằm vào Kahlil Gibran, một người tôi yêu. Ông ấy không thể được phép viết ‘những thuyết giảng tâm linh’. Tâm linh ư? – mặc dù cuốn sách là hay nhưng hẳn sẽ hay hơn nến ông ấy gọi nó là NHỮNG CHÂM NGÔN ĐẸP. Đẹp chứ không phải tâm linh. Gọi nó là tâm linh là ngớ ngẩn. Nhưng tôi vẫn yêu cuốn sách, giống như tôi yêu tất cả những điều ngớ ngẩn.
Tôi nhớ lại Tertullian, cuốn sách của ông – tha thứ cho tôi – tôi đã không tính đến nó. Với tôi, tính tất cả chúng là điều không thể được, nhưng ít nhất tôi có thể nói đến tên ông. Câu nói nổi tiếng của Tertullian là: credo quia absurdum – tôi tin bởi vì nó là ngớ ngẩn. Tôi không nghĩ lại có câu nói khác của mọi ngôn ngữ trên thế giới mà lại giàu sáng tạo hơn câu này. Và Tertullian là vị thánh Cơ đốc! Đúng, khi tôi thấy vẻ đẹp, tôi đánh giá cao nó – ngay cả với vị thánh Cơ đốc.
Credo quia absurdum – điều này nên được viết bằng những viên kim cương, chứ không phải bằng chữ vàng. Câu nói này, tôi tin bởi vì nó là ngớ ngẩn, là rất giá trị. Tertullian đã có thể viết cuốn sách nhan đề NHỮNG CHÂM NGÔN TÂM LINH chứ không phải là Kahlil Gibran.
Kahlil Gibran nên thiền. Đây là thời điểm để ông ấy thiền, cũng như thời điểm để tôi dừng nói… nhưng tôi không thể, vì lý do đơn giản là tôi phải hoàn thành con số năm mươi.
Thứ mười… Devageet, tôi có đúng không?
“Thực tế chúng ta đã thực hiện con số năm mươi rồi. Đó là số mười, thưa Osho.”
Thế thì tôi sẽ phải thực hiện con số năm mươi mốt, bởi vì tôi không thể để sót con số một này. Đó là điều không thể, con số hoặc không con số. Bạn có thể thực hiện như tôi đã thực hiện: lỡ con số ở đâu đó và đến cùng con số đó, như tôi đang làm.
Thứ mười một, cuốn sách WAITING FOR GODOT (CHỜ ĐỢI GODOT). Bây giờ không ai biết ‘Godot’ có nghĩa là gì, cũng như không ai biết ‘God’ có nghĩa là gì. Thực tế, Beckett đã thực hiện một việc đáng kể là phát minh ra từ Godot thay cho từ God. Mọi người đang chờ không vì điều gì bởi vì God không tồn tại. Mọi người đang chờ, đang chờ, chờ và chờ… và chờ không vì điều gì. Vì vậy mà, mặc dù con số đã hoàn thành nhưng tôi vẫn muốn tính thêm cuốn sách này, CHỜ ĐỢI GODOT.
Bây giờ hãy chờ trong hai phút… Cám ơn.
Xem tiếp Chương 12 - Quay về Mục lục

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 10

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 10
1984, tại nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregon, USA


Chà, tôi đã nói bao nhiêu cuốn sách trong phần tái bút – bốn mươi?
“Tôi nghĩ, ba mươi, thưa Osho.”
Ba mươi? Tuyệt. Một sự thư giãn tuyệt vời, bởi vì vẫn còn rất nhiều cuốn đang chờ. Bạn có thể hiểu sự thư giãn của tôi chỉ nếu bạn phải chọn một trong hàng nghìn cuốn, và đó là điều chính xác tôi đang làm. Phần tái bút vẫn tiếp tục.
Cuốn sách đầu tiên, BEING AND NOTHINGNESS (tạm dịch: BẢN THỂ VÀ CÁI KHÔNG) của Jean-Paul Sartre. Đầu tiên tôi phải nói tôi không thích người đàn ông đó. Tôi không thích ông ấy bởi vì ông là kẻ trí thức hợm hĩnh. Ông ấy là một trong những người hợm hĩnh nhất của thế kỷ này. Tôi gọi ông ấy là hợm hĩnh bởi vì ông đã trở thành người đứng đầu của thuyết hiện sinh mà không bao giờ biết trở nên hiện sinh có nghĩa là gì. Nhưng cuốn sách thì tốt – không phải cho những môn đệ của tôi mà cho những người đã có một chút gàn dở, chỉ một chút. Nó là cuốn sách không thể đọc.
Nếu bạn có một chút gàn dở thì cuốn sách sẽ mang bạn đến với các cảm giác của mình – chữa bệnh. Devaraj, ghi lại: chữa bệnh. Nó nên được kê đơn trong mọi nhà thương điên. Mỗi người điên nên bị ép đọc nó, nghiên cứu nó. Nếu nó không thể làm cho bạn trở nên lành mạnh thì không gì là có thể. Nhưng chỉ với mức độ gàn dở đầu tiên, như các nhà triết học, các vị giáo sư, các nhà toán học, các nhà khoa học – nhưng chỉ ở mức độ đầu tiên, không phải là những người điên nặng.
Thuyết hiện sinh mà Jean-Paul Sartre là đại diện chỉ là trò hề. Không biết gì về thiền mà ông ấy lại nói về ‘bản thể’, về cái ‘không’. Chao ôi, chúng là hai: bản thể và cái không; chính vì vậy mà Phật đã gọi bản thể là anatta – không cái tôi. Phật Gautam là người duy nhất trong lịch sử gọi cái tôi là ‘không-cái tôi’. Tôi yêu Phật vì hàng nghìn lẻ một lý do; đây là một trong những lý do đó. Tôi không thể tính một nghìn vì không có thời gian. Có lẽ vào một ngày tôi sẽ nói về một nghìn lý do đó…
Nhưng tôi không thích Jean-Paul Sartre – chỉ không thích, chứ không ghét, bởi vì ghét là từ nặng nề; tôi để dành nó cho cuốn thứ hai. Jean-Paul Sartre không biết gì về bản thể, nhưng lại đã tạo ra một biệt ngữ, biệt ngữ triết học, những bài thể dục trí tuệ. Và đó thực sự là những bài thể dục. Nếu bạn có thể đọc mười trang BẢN THỂ VÀ CÁI KHÔNG, hoặc là bạn sẽ trở nên lành mạnh, hoặc là tâm thần. Nhưng đọc mười trang là một việc khó. Khi tôi là giáo sư, tôi đã đưa nó cho các sinh viên của tôi, nhưng không ai từng đọc hết nó. Thậm chí không có ai đọc hết mười trang – một trang cũng là quá nhiều; thực tế một câu cũng là quá nhiều. Bạn không thể đọc bất kỳ đoạn đầu nào hay đoạn cuối. Và có một nghìn trang hay nhiều hơn. Đó là một cuốn sách dày.
Tôi nhớ đến nó trong phần tái bút của mình bởi vì, mặc dù tôi không thích người đàn ông đó, có thể tôi cũng không thích triết học của ông… đúng, tôi sẽ gọi nó là triết học, mặc dù ông ấy muốn nó được gọi là phản triết học. Tôi không thể gọi nó là phản triết học vì lý do đơn giản là mọi phản triết học cuối cùng đều chứng tỏ chỉ là triết học khác. Bản thể không là triết học hoặc không là phản-triết học. Nó là vậy.
Tôi tính cuốn sách bởi vì ông ấy đã thực hiện một việc phi thường. Đó là một trong những cuốn sách đồ sộ nhất từng được viết, rất kỹ năng, rất logic. Và người đàn ông đó chỉ là người bình thường, một người cộng sản, bởi vì ông ấy sẽ biết rằng sự bình đẳng là điều không thể. Bất bình đẳng là cách để mọi thứ tồn tại. Không có gì là bình đẳng và không gì có thể từng là bình đẳng. Sự bình đẳng chỉ là giấc mơ, giấc mơ của những kẻ ngốc. Tồn tại là bất bình đẳng đa chiều, đa phương diện.
Thứ hai: Tôi sẽ chờ… mực của Devageet đã hết. Bút tự phun của bạn làm sao vậy! Chúa ơi, có vẻ như nó phải thuộc về Adam và Eve! Tiếng ồn của nó mới ghê làm sao! Nhưng người ta không thể hy vọng điều gì khác trong con thuyền Nô-ê này.
Thứ hai – vì tiếng ồn đã hết – cuốn thứ hai là của Martin Heidegger, TIME AND BEING (THỜI GIAN VÀ TỔN TẠI). Tôi ghét người đàn ông này. Ông ta không chỉ là cộng sản mà còn là phát xít, một người theo Adolf Hitler. Tôi không thể tin những gì người Đức có thể thực hiện! Ông ấy là người rất tài năng, một thiên tài, và còn là người ủng hộ cho kẻ đần độn lạc hậu Adolf Hitler. Tôi đơn giản là ngạc nhiên. Nhưng cuốn sách thì tốt – không phải cho các môn đệ của tôi mà cho những người tiên tiến về sự điên khùng. Nếu bạn thực sự tiên tiến về sự điên khùng thì hãy đọc THỜI GIAN VÀ TỒN TẠI. Nó tuyệt đối không thể hiểu. Nó sẽ đánh bạn như đập nhát búa lên đầu. Nhưng trong nó cũng có vài sự thoáng qua tuyệt đẹp. Đúng, khi ai đó gõ búa lên đầu bạn thì thậm chí ban ngày bạn cũng nhìn thấy những ngôi sao. Đây là cuốn sách giống như vậy: có một vài ngôi sao trong nó.
Cuốn sách chưa hoàn thiện. Martin Heidegger hứa sẽ cho ra phần hai. Ông ấy vẫn hứa đi hứa lại suốt cuộc đời mình, nhưng chưa bao giờ cho ra phần hai, đội ơn Chúa! Tôi nghĩ chính ông cũng không thể hiểu mình đã viết gì, cho nên làm sao tiếp tục được? Làm sao cho ra phần hai? Và phần hai sẽ là tột đỉnh triết học của ông ấy. Tốt hơn là đừng cho nó ra đời, và đừng trở thành trò cười. Ông ấy qua đời mà chưa có phần hai. Thậm chí phần một cũng tốt cho những người tiên tiến về sự điên khùng – và có rất nhiều người điên; chính vì vậy mà tôi đang nói về những cuốn sách đó và bổ sung nó vào danh sách của tôi.
Thứ ba: Đây là cuốn sách cho những người lão luyện về sự điên khùng, những người đã vượt lên mọi tâm thần học, phân tâm học, những người không thể cứu được nữa. Cuốn thứ ba lại là của một người Đức, Ludwig Wittgenstein. Nghe tiêu đề của nó xem: TRACTATUS LOGICO PHILOSOPHICUS. Chúng ta sẽ chỉ gọi nó là TRACTATUS. Nó là một trong những cuốn sách khó nhất trong tồn tại. Ngay cả một người như G.E.Moore, một nhà triết học Anh vĩ đại, và Bertrand Russell, một nhà triết học vĩ đại khác – không chỉ ở nước Anh mà là nhà triết học của thế giới – cả hai đều đồng ý rằng người đàn ông Wittgenstein này còn siêu đẳng hơn họ nhiều.
Ludwig Wittgenstein thực sự là một người đàn ông đáng yêu. Tôi không ghét ông ấy, nhưng tôi cũng không phải không thích ông. Tôi thích ông và tôi yêu ông, nhưng không phải sách của ông. Sách của ông chỉ là những bài tập thể dục. Chỉ tình cờ sau nhiều trang bạn mới thấy một câu rõ ràng. Ví dụ: những gì không thể nói thì không nên nói; con người nên im lặng về nó. Bây giờ đây là câu nói hay. Ngay cả các vị thánh, các nhà huyền môn, các nhà thơ cũng có thể học được nhiều từ câu này. Những gì không thể được nói thì không được nói về.
Wittgenstein viết theo lối toán học, những câu ngắn, thậm chí không phải là những đoạn văn – những câu kinh. Nhưng với người rất tiên tiến trong điên khùng thì cuốn sách này có thể vô cùng có ích. Nó có thể đánh chính xác vào linh hồn bạn, chứ không phải vào đầu. Giống như chiếc đinh có thể xuyên vào chính bản thể của anh ta. Điều đó có thể thức tỉnh anh ta khỏi cơn ác mộng.
Ludwig Wittgenstein là người đàn ông đáng yêu. Ông ấy được đề nghị một trong những chiếc ghế hy vọng nhất của triết học tại Oxford. Ông đã từ chối. Chính vì vậy mà tôi yêu ông. Ông ấy đã trở thành người nông dân và ngư dân. Đây là điều đáng yêu trong con người. Điều này còn hiện sinh hơn Jean-Pual Sartre, mặc dù Wittgenstein chưa bao giờ nói về thuyết hiện sinh. Dù sao thì cũng không thể nói về thuyết hiện sinh; bạn phải sống nó, không có cách nào khác.
Cuốn sách này được viết khi Wittgenstein đang nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của G.E.Moore và Bertrand Russell. Hai nhà triết học Anh vĩ đại và một người Đức… điều đó cũng đủ tạo ra TRACTATUS LOGOCO PHILOSOPHICUS. Dịch nó ra có nghĩa là Wittgenstein, Moore và Russell. Tôi, hoặc phía tôi, muốn nhìn thấy, thà Wittgenstein ngồi dưới chân của Gurdjieff  còn hơn là nghiên cứu với Moore và Russell. Đó là nơi phù hợp cho ông, nhưng ông đã lỡ. Có lẽ lần sau, ý tôi nói là kiếp sau… với ông, không phải với tôi. Với tôi thì thế này là đủ, là cuộc đời cuối cùng. Nhưng với ông ấy, ít nhất một lần ông cần ở trong cộng đồng của người như Gurdjieff hoặc Trang Tử hoặc Bồ Đề Đạt Ma – nhưng không phải Moore, Russell, Whitehead. Ông ấy liên hệ với những người đó, những người sai. Một người đúng trong cộng đồng những người sai, điều đó hủy hoại ông.
Kinh nghiệm của tôi là, trong cộng đồng đúng, thậm chí người sai cũng trở thành đúng, và ngược lại: trong cộng đồng sai, thậm chí người đúng cũng trở thành sai. Nhưng điều này chỉ áp dụng cho những người chưa chứng ngộ, cả hai, đúng hoặc sai. Người chứng ngộ không thể bị ảnh hưởng. Người đó có thể liên hệ với bất kỳ ai – Jesus với Magdalena, một cô gái điếm; Phật với kẻ giết người, một kẻ giết người đã sát hại chín trăm chín mươi chín người. Gã ta đã thề giết một nghìn người, và sẽ giết Phật; đó là lý do gã ta liên hệ với Phật.
Tên của kẻ giết người là vô danh. Cái tên mà mọi người đặt cho gã ta là Angulimala, có nghĩa là ‘người đàn ông đeo vòng những ngón tay’. Đó là cách của gã. Gã ta sẽ giết người, cắt đứt những ngón tay và gắn chúng vào chiếc vòng của mình, chỉ để đếm số người mà gã ta đã giết hại. Chỉ còn thiếu mười ngón tay nữa là thành một nghìn; nói cách khác chỉ cần một người nữa… Thế rồi Phật xuất hiện. Người đang du hành từ làng này tới làng khác. Angulimana hét lên, “Dừng lại!”
Phật nói, “Tuyệt. Đó là điều tôi đã nói với mọi người: dừng lại! Nhưng bạn của tôi, ai nghe?”
Angulimala nhìn kinh ngạc: người đàn ông này bị điên chăng? Và Phật tiếp tục bước tới Angulimana. Angulimana lại hét lên, “Dừng lại! Có vẻ như ông không biết ta là kẻ giết người, và ta đã thề giết một nghìn người. Ngay cả mẹ ta cũng đã không nhìn ta. Bởi vì chỉ còn thiếu một người… ta sẽ giết ông… nhưng ông nhìn quá đẹp đến mức nếu ta dừng và quay trở lại, có thể ta sẽ không giết ông.”
Phật nói, “Hãy quên điều đó đi. Trong cuộc đời mình tôi chưa bao giờ quay lại, liên quan đến việc dừng thì tôi đã dừng từ bốn mươi năm trước; kẻ từ đó không có ai còn lại để di chuyển. Và liên quan đến việc giết tôi, ông có thể thực hiện điều đó ngay. Mọi thứ sinh ra đều sẽ chết.”
Angulimana nhìn thấy người đàn đó, quỳ xuống chân người đó và đã được chuyển hóa. Angulimana không thể thay đổi Phật, Phật đã chuyển hóa Angulimana. Ả điếm Magdalena không thể thay đổi Jesus, nhưng Jesus đã chuyển hóa người đàn bà đó.
Cho nên, điều tôi nói chỉ có thể áp dụng cho cái gọi là nhân loại bình thường, điều đó không thể áp dụng cho những người thức tỉnh. Wittgenstein có thể trở nên thức tỉnh; ông ấy có thể trở nên thức tỉnh thậm chí trong cuộc đời này. Than ôi, ông ấy đã liên hệ với cộng đồng sai. Nhưng cuốn sách của ông có thể là sự trợ giúp lớn lao cho những người thực sự ở mức độ điên khùng thứ ba. Nếu họ có thể có bất kỳ cảm giác nào từ nó, họ sẽ trở lại lành mạnh.
Thứ tư: Trước khi tôi có thể thốt ra cái tên của người thứ tư, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn tồn tại… bây giờ tôi sẽ nói về một người đàn ông đã vượt lên những con số, Vimalkirti. Tên của cuốn sách là NIRDESH SUTRA (KINH NIRDESH). Vimalkirti của chúng ta không chỉ là Vimalkirti; thực tế tôi đã đặt tên cho ông vì Vimalkirti này mà tôi sẽ nói với bạn về ông ấy. Những phát biểu của ông được gọi là VIMALKIRTI NIRDESH SUTRA (KINH VIMALKIRTI NIRDESH). KINH NIRDESH có nghĩa là ‘những nguyên tắc hướng dẫn.’
Vimalkirti là một trong những người đàn ông kỳ diệu nhất; ngay cả Phật cũng phải ghen tỵ với người đàn ông này. Ông ấy là môn đệ của Phật, nhưng chưa bao giờ trở thành người môn đệ một cách chính thức, về bên ngoài ông ấy chưa bao giờ được Phật khai tâm. Và ông là một người đàn ông quá ghê gớm đến mức tất cả những môn đệ của Phật cũng sợ ông. Họ không bao giờ muốn ông ấy trở thành môn đệ. Nhìn thấy ông trên đường, hoặc gặp ông cũng đủ để ông ấy nói một cái gì đó gây sốc. Gây sốc là phương pháp của ông. Gurdjieff hẳn cũng yêu ông – hoặc ai biết, ngay cả Gurdjieff cũng có thể đã bị sốc. Một người đàn ông thực sự khủng khiếp, người đàn ông đích thực.
Người ta nói ông ấy bị ốm và Phật đã yêu cầu Sariputta đến thăm ông xem sức khỏe của ông ra sao. Sariputta nói, “Tôi chưa bao giờ nói không với thầy, nhưng lần này thì tôi nói, và tôi nhấn mạnh: không! Tôi không muốn đi. Thầy hãy cử người khác. Người đàn ông đó thực sự khủng khiếp. Ngay cả khi trên giường hấp hối ông ta cũng sẽ gây ra rắc rối cho tôi. Tôi không muốn đi.”
Phật yêu cầu mọi người và không ai sẵn sàng đi ngoại trừ một người, Manjushree, người môn đệ đầu tiên của Phật trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã đi, và đó là cách mà cuốn sách này được hình thành. Đó là cuộc hội thoại. Vimalkirti nguyên thủy đang hấp hối trên giường, và Manjushree đang hỏi ông những câu hỏi, hoặc đúng hơn là đang trả lời những câu hỏi của mình. Đó là cách mà KINH VIMALKIRTI NIRDESH ra đời – một tác phẩm thực sự vĩ đại.
Có vẻ không có ai bận tâm về điều đó, bởi vì đó không phải là cuốn sách của bất kỳ tôn giáo cụ thể nào. Thậm chí nó cũng không phải là cuốn sách Phật giáo, bởi vì ông ấy chưa bao giờ là môn đệ chính thức của Phật. Mọi người quá tôn trọng vào hình thức mà quên mất tinh thần. Tôi giới thiệu cuốn sách cho tất cả những người tìm kiếm thực sự. Họ sẽ tìm thấy suối nguồn trong những viên kim cương.
Thứ năm, tôi muốn mang J.Krishnamurti trở lại với sự chú ý của bạn. Tên của cuốn sách là COMMENTARIES ON LIVING (NHỮNG LỜI BÌNH VỀ CUỘC SỐNG). Nó có nhiều tập. Nó được hình thành bởi cùng chất liệu mà những ngôi sao cấu thành.
NHỮNG LỜI BÌNH VỀ CUỘC SỐNG là nhật ký của ông. Tình cờ ông viết một cái gì đó trong nhật ký của mình… hoàng hôn đẹp, cây cổ thụ hoặc buổi tối… những chú chim bay về tổ… bất kỳ thứ gì… dòng sông đang đổ ra đại dương… bất kỳ điều gì ông cảm nhận, đôi khi ông ghi chép lại. Đó là cách cuốn sách ra đời. Nó không được viết một cách hệ thống, nó là nhật ký. Chỉ cần đọc nó cũng đủ để mang bạn tới thế giới khác – thế giới của vẻ đẹp, hoặc hơn nữa là phúc lành. Bạn có nhìn thấy những giọt nước mắt tôi?
Một lần nào đó, dù tôi không đọc nhưng chỉ nhắc đến cuốn sách này thôi cũng đủ để tôi rơi lệ. Tôi yêu cuốn sách đó. Đó là một trong những cuốn sách tuyệt diệu nhất đã từng được viết. Tôi đã nói trước đây rằng cuốn TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG của Krishnamurti là cuốn sách tốt nhất của ông, là cuốn mà ông đã không thể vượt lên – tất nhiên không như là một cuốn sách, bởi vì NHỮNG LỜI BÌNH chỉ là nhật ký, thực sự không phải là cuốn sách, nhưng như tất cả, tôi vẫn tính đến nó.
Thứ sáu… con số của tôi có đúng không?
 “Đúng, thưa Osho.”
Chỉ cần nghe “đúng, thưa Osho” cũng là quá tốt rồi, như là một sự nuôi dưỡng, một sự tiếp sức. Tôi không thể đủ để cám ơn về điều đó. Và tôi có hàng nghìn sannyasin trên khắp thế giới đang ca “đúng, thưa Osho, đúng!” Tôi phải coi mình là người đàn ông may mắn nhất từng có mặt trên trái đất, hoặc bất kỳ hành tinh nào.
Thứ sáu… cuốn thứ sáu lại được gọi là COMMENTARIES (NHỮNG LỜI BÌNH), một tác phẩm lớn gồm năm tập của Maurice Nicoll. Nên nhớ, tôi luôn phát âm tên ông là Morris Nickoal. Mới tối nay tôi đã hỏi Gudia xem phát âm tiếng Anh phù hợp, chính xác, thực sự là gì – bởi vì ông ấy là người Anh. Cô ấy nói, “Nickle.’
Tôi nói, “Chúa ơi! Cả đời mình tôi đã gọi ông ấy là Nickaol, chỉ vì đánh vần: N-i-c-o-l-l. Tôi tự hỏi làm sao nó có thể phát âm là Nickle. Nickoal có vẻ là phát âm đúng. Nhưng đúng hay sai, nếu Gudia nói như vậy – cô ấy là một người tiếng Anh chuẩn – thì tôi sẽ nói được thôi. Tôi sẽ gọi ông ấy là Morris Nickle… và NHỮNG LỜI BÌNH của ông.
Nicoll là môn đệ của Gurdjieff, và không giống như Ouspensky, ông ấy chưa bao giờ phản bội, ông ấy không phải là Judas. Một người môn đệ thực sự cho tới hơi thở cuối cùng và còn hơn thế nữa. NHỮNG LỜI BÌNH của Nicoll rất đồ sộ – tôi không nghĩ có bất kỳ ai đọc chúng – hàng nghìn và hàng nghìn trang. Nhưng nếu người nào gặp rắc rối thì người đó sẽ được lợi rất nhiều. Theo quan điểm của tôi NHỮNG LỜI BÌNH của Nicoll nên được coi là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới.
Thứ bảy: Lại là cuốn sách của một môn đệ khác của Gurdjieff, Hartmann. Cuốn sách OUR LIFE WITH GURDJIEFF (CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TÔI VỚI GURDJIEFF). Hartmann – tôi không biết phát âm chính xác… bởi vì tôi nghe thấy tiếng rúc rích đâu đó. Nhưng đừng bận tâm về cách phát âm. Hartmann và vợ ông đều là môn đệ của Gurdjieff. Hartmann là nhạc công và đệm nhạc cho những điệu vũ của Gurdjieff. Gurdjieff sử dụng nhảy múa như là thiền, không chỉ cho các môn đệ mà còn cho những người xem các môn đệ đang nhảy múa.
Ở New York, khi lần đầu tiên ông ấy trình diễn, Hartmann chơi piano, các môn đệ nhảy múa, và thời điểm khi Gurdjieff hét lên “Dừng!” – đó là bài tập dừng. Không phải cho bạn đâu Devageet, bạn phải liên tục viết. Khi Gurdjieff hét lên “Dừng!” các vũ công thực sự dừng, ở giữa điệu vũ! Họ đang ở bên mép sàn diễn. Tất cả họ đều ngã chồng lên nhau trên sàn, và không có ai nhúc nhích! Khán giả đã kinh hoàng. Họ không thể tin rằng mọi người lại có thể quá tuân lệnh như vậy. Hartmann đã viết cuốn sách CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TÔI VỚI GURDJIEFF và lời giới thiệu tuyệt hay của một môn đệ. Nó sẽ rất hữu ích cho bất kỳ ai đang trên con đường.
Số mấy rồi?
“Đó là số bảy thưa Osho.”
Tốt, các bạn đang nghe.
Thứ tám… bạn có nhìn thấy cách tôi nói không? Và bạn có nhìn thấy rằng khi tôi cố chọc tức bạn thì đó chỉ là giảng cho bạn một cái gì đó mà có thể bạn không nhận ra ngay bây giờ không? Nhưng vào một ngày nào đó bạn sẽ cảm nhận lòng biết ơn.
Thứ bảy… đúng không?
“Số tám, thưa Osho.”
Được điều chỉnh bởi môn đệ là điều quá tốt, vô cùng tốt. Bậc thầy luôn cảm thấy được ban phúc nếu môn đệ điều chỉnh cho ông ấy. Và đó chỉ là câu hỏi về con số. Khi tôi đang cố chỉnh sửa tất cả các bạn, ít nhất tôi có thể cho phép bạn có một chút khoái trá liên quan đến những con số. Cho nên bây giờ là số mấy?
“Số tám, thưa Osho.”
Tốt. Đôi khi tôi muốn cười… Thứ tám? Tốt.
Cuốn sách thứ tám mà tôi sẽ nói được viết bởi Ramanuja, một nhà huyền môn Hindu. Nó được gọi là SHREE PASHA. Nó là bình luận về KINH BRAHMAN. Có nhiều bình luận về KINH BRAHMAN – tôi đã nói về KINH BRAHMAN của Badrayana. Ramanuja bình luận về ông ấy theo cách duy nhất.
Cuốn sách gốc rất khô khan, như sa mạc. Tất nhiên sa mạc cũng có vẻ đẹp và sự thật của nó, nhưng trong cuốn SHREE PASHA, Ramanuja lại biến nó thành khu vườn, mảnh đất màu. Ông ấy biến nó thành vị ngọt. Tôi yêu cuốn sách Ramanuja viết. Tôi không thích Ramanuja bởi vì ông ấy là người theo chủ nghĩa truyền thống. Tôi ghét những người theo chủ nghĩa truyền thống, người chính thống, tôi nói điều đó từ ruột gan mình. Tôi coi họ là những người cuồng tín – nhưng tôi có thể làm gì, cuốn sách thật tuyệt; tình cờ người cuồng tín có thể làm một cái gì đó đẹp. Cho nên hãy tha thứ cho tôi vì tính đến nó.
Thứ chín. Tôi đã luôn yêu những cuốn sách của P.D. Ouspensky, mặc dù tôi chưa bao giờ yêu con người ông. Ông ấy nhìn giống như một vị hiệu trưởng, chứ không giống Bậc Thầy, và liệu bạn có thể yêu vị hiệu trưởng được không? Tôi đã thử khi tôi còn đi học và đã thất bại; ở trường cao đẳng, tôi đã thất bại; ở trường đại học, tôi cũng đã thất bại. Tôi không thể làm được điều đó, và tôi không nghĩ có bất kỳ ai lại có thể yêu được vị hiệu trưởng – đặc biệt nếu vị hiệu trưởng đó lại là phụ nữ; đó là điều không thể! Có một vài kẻ ngốc đã kết hôn với những người phụ nữ là hiệu trưởng! Chắc chắn họ phải chịu đựng thứ bệnh được các nhà phân tâm học gọi là ‘khổ nhục’; chắc họ đang tìm kiếm người nào đó để hành hạ họ.
Tôi không thích Ouspensky. Ông ấy chính xác là một vị hiệu trưởng, ngay cả khi ông đang giảng những thuyết giảng của Gurdjieff. Ông ấy đứng trước bảng đen với viên phấn trong tay, đeo kính trắng, điều đó giống chính xác như người giảng viên. Và cách ông ấy giảng – tôi có thể nhìn thấy tại sao lại có một số ít người lại từng trở nên thu hút tới ông ấy, mặc dù ông mang đến một thông điệp vàng.
Thứ hai, tôi ghét ông ấy bởi vì ông là Judas. Tôi không thể yêu bất kỳ ai phản bội. Phản bội là tự sát, tự sát tinh thần. Ngay cả Judas cũng phải tự sát hai mươi bốn giờ sau khi Jesus bị đóng đinh. Ouspensky không phải là tình yêu của tôi, nhưng tôi có thể làm gì? – ông ấy có khả năng viết, một tài năng, một thiên tài. Cuốn sách mà tôi sẽ nói đến được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Ông ấy không bao giờ muốn nó được xuất bản khi ông còn sống. Có thể ông ấy sợ. Có thể ông ấy nghĩ nó không chứng tỏ được sự kỳ vọng của ông.
Đó là cuốn sách mỏng, và tên của nó là THE FUTURE PSYCHOLOGY OF MAN (TƯƠNG LAI TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI). Ông ấy đã viết với quyết tâm rằng cuốn sách sẽ chỉ được xuất bạn khi ông không còn nữa. Tôi không yêu con người này, nhưng tôi phải nói, dù vậy, trong cuốn sách này ông ấy gần như dự đoán tôi và các sannyasin của tôi. Ông ấy đã dự đoán tâm lý tương lai và đó là điều tôi đang thực hiện ở đây – con người tương lai, Con Người Mới. Với mọi sannyasin, cuốn sách này phải trở thành nhu cầu nghiên cứu.
Thứ mười… tôi có đúng không?
“Đúng, thưa Osho.”
Tốt.
Cuốn sách mà tôi sẽ nói về là của một vị Sufi, THA BOOK OF BAHAUDDIN (KINH  BAHAUDDIN). Là một vị Sufi nguyên thủy, Bahauddin đã sáng tạo ra truyền thống Sufi. Mọi thứ đều được chứa trong cuốn sách mỏng của ông. Nó giống như hạt mầm. Tình yêu, thiền, sống, chết… ông ấy không để sót điều gì. Hãy thiền về nó.
Thế là đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 11 - Quay về Mục lục

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 9

Osho – Những cuốn sách tôi yêu - Chương 9
1984, tại Nhà Lão Tử, Rajneeshpuram, Oregan, USA


Bây giờ là thời gian của tôi. Tôi không nghĩ có bất kỳ ai đã nói trong chiếc ghế của vị nha sĩ. Tôi cảm nhận đặc quyền. Tôi nhìn thấy các vị phật ghen tỵ với tôi.
Tiếp tục tái bút…
Cuốn sách đầu tiên hôm nay: THE DESTINY OF MIND (SỐ PHẬN CỦA TÂM TRÍ) của Haas. Tôi không biết phát âm tên ông như thế nào: h-a-a-s – tôi phát âm là Haas. Cuốn sách không nổi tiếng lắm vì lý do đơn giản là nó quá sâu sắc. Tôi nghĩ người đồng nghiệp Haas này chắc phải là người Đức, cho nên ông đã sáng tạo nên cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Ông ấy không phải là nhà thơ, ông viết như nhà toán học. Ông là người đã trao cho tôi từ philosia.
Philosophy-triết học có nghĩa là ‘yêu thích sự thông thái’; philo có nghĩa là tình yêu, và sophia là thông thái, nhưng nó không thể được áp dụng ở darshan, cách phương Đông nhìn vào cái toàn bộ. Philosophy là khắc nghiệt.
Trong cuốn sách SỐ PHẬN CỦA TÂM TRÍ,  Haas sử dụng từ philosia ở darshan thay vì dùng từ philosophy. Philo vẫn có nghĩa là tình yêu, nhưng osia có nghĩa là sự thật, điều thực, điều thực tối thượng – không phải là tình yêu kiến thức hoặc trí tuệ, mà là tình yêu đối với sự thật, có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận, điều đó không thành vấn đề.
Đây là một trong những cuốn sách đã mang phương Đông và phương Tây đến gần với nhau hơn – chỉ gần hơn, chứ những cuốn sách không thể làm được gì hơn. Để cuộc gặp mặt diễn ra thì phải cần đến con người, mà không phải sách, và Haas không phải là người đó. Sách của ông tuyệt hay, nhưng bản thân ông lại là người bình thường. Với cuộc gặp mặt thực sự thì vị Phật, vị Bồ Đề Đạt Ma, vị Jesus, vị Mohammed hoặc Baal Shem là cần thiết. Nói tóm lại thiền là cần thiết, và tôi không nghĩ rằng cái ông Hass này đã từng thiền. Có thể ông ấy đã suy tưởng – người Đức biết nhiều về suy tư, những trại tập trung (ý nói những trại tập trung của phát xít – ND)… thật vĩ đại! Tôi đã tổ chức những trại thiền và họ đã tổ chức những trại tập trung! Tập trung là Đức, chứ không phải thiền. Đúng, tình cờ ở Đức đã xuất hiện thiền nhân, nhưng đó không phải là quy luật, chỉ là ngoại lệ, và ngoại lệ luôn chứng tỏ quy luật. Tôi biết Eckhart, và tôi biết Boehme…
Tên thứ hai của tôi hôm nay là Eckhart. Tôi thích ông ấy sinh ra ở phương Đông. Sinh ra giữa những người Đức và nói về điều tối thượng là một việc khó. Nhưng người đàn ông tội nghiệp đã làm việc đó, và đã làm một cách hoàn hảo. Người Đức là người Đức; dù họ làm gì thì họ cũng làm một cách hoàn hảo. Ngay cả hôm nay, có vẻ như có một sannyasin Đức vẫn đang gõ cửa. Hoàn hảo làm sao! Hãy lắng nghe những tiếng gõ của anh ta, âm thanh của chúng giữa sự tĩnh lặng này mới đẹp làm sao.
Eckhart là người thiếu học. Thật kỳ lạ là có nhiều nhà huyền môn lại thiếu học. Chắc phải có một cái gì đó với hệ thống giáo dục? Tại sao lại không có nhiều nhà huyền môn có học. Chắc giáo dục là một cái gì đó hủy hoại, và điều đó ngăn cản mọi người trở thành nhà huyền môn. Đúng, giáo dục hủy hoại. Hai mươi lăm năm liên tục, từ lớp mẫu giáo cho tới cử nhân ở trường đại học, những gì đẹp và thẩm mỹ trong bạn đều liên tục bị nó hủy hoại. Bông sen bị đè nát bởi học bổng, bông hồng bị kết liễu bởi cái gọi là các vị giáo sư, các thầy cô giáo, các vị hiệu phó, hiệu trưởng. Những cái tên đẹp mà họ đã chọn cho họ.
Nền giáo dục thực sự còn chưa bắt đầu. Nó phải bắt đầu. Nó sẽ là nền giáo dục của trái tim, chứ không phải của cái đầu; của tính nữ trong bạn chứ không phải của tính nam.
Thật đáng ngạc nhiên rằng Eckhart, giữa những người Đức, một chủng tộc sô vanh nhất trên thế giới, lại vẫn giữ mình trong trái tim, và đã nói từ đó. Thiếu học, nghèo nàn, không có địa vị chính trị, không có địa vị kinh tế, không có địa vị gì cả – chỉ là một kẻ khất thực, nhưng lại rất giàu có. Rất ít người đã từng rất giàu có. Giàu có trong bản thể mình – BẢN THỂ của người đó.
Hãy viết chữ BẢN THỂ bằng chữ hoa.
Hai từ đang tồn tại và sẽ trở thành phải được hiểu. Sẽ trở thành là quá trình không có khởi dầu và không có kết thúc, là một sự liên tục. Nhưng tồn tại không bao giờ là quá trình, nó đơn giản là vậy. Gọi nó là vậy, và bạn sẽ rất gần với nó.
Tồn tại không phải là thời gian hoặc không gian, nó là sự siêu việt. Siêu việt – lại viết bằng chữ hoa, SIÊU VIỆT. Chao ôi, bạn không thể viết nó bằng chữ vàng. Nó là từ nên được viết bằng vàng, vàng tinh khiết – không phải mười tám carat mà là hai mươi bốn carat, một trăm phần trăm vàng.
Eckhart chỉ nói một vài điều, nhưng chỉ thế cũng đủ để chọc tức giới tu sĩ xấu xa, giáo hoàng và những quỷ giữ quanh ông ta. Ngay lập tức họ bắt Eckhart dừng. Họ bắt ông ấy nói gì và không nói gì. Điều đó cần một người điên như tôi để không nghe những kẻ ngốc đó. Nhưng Eckhart là một người đàn ông giản dị; ông đã nghe, đã nghe theo quyền lực. Một người Đức sau tất cả những người Đức. Khi bạn nói “quay trái” ông ấy quay trái; khi bạn nói “quay phải” ông ấy quay phải.
Tôi đã bị trục xuất khỏi trại huấn luyện quân sự ở trường đại học bởi vì khi họ nói “quay phải” tôi lại nghĩ ngược lại.  Ngay lập tức mọi người quay, ngoài tôi. Viên sĩ quan quân đội đã bối rối. Ông ta nói, “Có vấn đề với bạn? Bạn không thể nghe sao? Tai bạn có vấn đề sao?”
Tôi nói, “Không, một cái gì đó sai với tôi. Tôi không nhìn thấy giá trị. Tại sao tôi lại quay trái hoặc quay phải? Không cần thiết, không có lý do nào. Và những kẻ ngốc tội nghiệp đó đã quay trái, quay phải rồi sẽ trở lại vị trí cũ như tôi thôi.”
Lẽ đương nhiên, tôi bị trục xuất – và tôi vô cùng thích thú. Mọi người nghĩ đó là điều tồi tệ, và tôi nghĩ đó lại là điều may mắn. Họ thì thầm rằng chắc có điều gì đó sai trong tôi: “Cậu ta bị trục xuất mà vẫn thích thú…” Tôi đã tổ chức bữa tiệt rượu với mọi người.
Eckhart đã nghe theo. Người Đức không thể là người chứng ngộ thực sự, điều đó sẽ rất khó. Vimalkirti có thể là người Đức đầu tiên chứng ngộ. Nhưng Eckhart chỉ rất gần; chỉ một bước nữa và thế gian sẽ kết thúc… và sự mở ra, sự mở ra của những ô cửa, sự mở ra với bên kia. Nhưng ông ấy đã nói – mặc dù ông là người Đức, và dưới sức ép của giáo hoàng – ông ấy đã nói những điều tuyệt đẹp. Chỉ một chút sự thật đã đi vào những câu nói của ông, do vậy mà tôi tính cả ông.
Thứ ba, một người Đức khác: Boehme. Tôi không biết phát âm tên ông như thế nào, nhưng ai quan tâm! Nó được viết: B-o-e-h-m-e. Chắc người Đức phát âm khác, tôi bảo đảm rất khác. Nhưng tôi không phải là người Đức. Dù sao tôi cũng không phải thỏa hiệp với bất kỳ ai. Tôi đã luôn gọi ông là “Boomay.” Nếu ông ấy đến với tôi và nói, “Đó không chính xác là tên tôi,” tôi sẽ nói, “Xéo đi! Với tôi thì đây là tên của ông, và đây sẽ là tên ông, Boomay.”
Thật kỳ lạ, bất kỳ khi nào Arpita đến phòng tôi, tôi ngửi thấy Boehme, đột nhiên tôi nhớ Boehme. Có thể đó chỉ là sự liên hệ, bởi vì ông ấy chỉ là người thợ làm giầy và Arpita là thợ làm giầy của tôi. Nhưng Arpita, bạn được ban phúc vì bạn nhắc tôi về Boehme, một trong những người Đức tuyệt nhất. Ông ấy tuyệt đối nghèo. Có vẻ như người ta phải nghèo để trở nên trí huệ; cho đến bây giờ trường hợp đã là vậy. Nhưng không phải sau tôi. Sau tôi bạn phải trở nên giàu có để trở nên chứng ngộ. Hãy để tôi nhắc lại: bạn phải trở nên giàu có để trở nên chứng ngộ.
Jesus nói người giàu sẽ không được vào vương quốc Thượng đế của ông ấy. Ông ấy nói theo lối cũ. Tôi nhấn mạnh rằng, chỉ có người giàu nhất sẽ vào vương quốc của Thượng đế. Và nên nhớ, điều tôi đang nói cũng tương tự như Jesus đã nói, nó không đối nghịch. Người ‘nghèo’ theo cách dùng từ của Jesus và người ‘giàu’ theo cách của tôi có nghĩa chính xác như nhau. Ông ấy gọi người nghèo là người đã mất chính mình, bản ngã mình, và đó là người tôi gọi là giàu. Bạn càng vô ngã thì bạn càng giàu. Nhưng trong quá khứ, một người như Boehme sinh ra trong một gia đình giàu có là hiện tượng rất hiếm hoi, đặc biệt là ở phương Tây.
Ở phương Đông không như vậy. Phật là hoàng tử, Mahavira là hoàng tử; hai mươi bốn vị tirthankara của Jain đều là vua. Krishna là vua, Rama là vua. Tất cả đều giàu có, vô cùng giàu. Điều đó có ý nghĩa nào đó; ý nghĩa là tôi đang nói về sự giàu có. Một người là giàu khi bản ngã người đó không còn. Khi người đó không còn thì người đó tồn tại.
Boehem nói một vài điều, chỉ vài điều. Ông ấy không thể nói nhiều điều, cho nên đừng sợ hãi. Một điều tôi muốn nói đến là: trái tim là ngôi đền của Thượng đế. Đúng, Boehme, đó là trái tim chứ không phải cái đầu.
Thứ tư: Một người đàn ông, Idries Shah. Tôi sẽ không nói đến bất kỳ cuốn sách nào của ông bởi vì tất cả chúng đều tuyệt đẹp. Tôi đã nhận xét từng cuốn sách của người người đàn ông này.
Đừng sợ, tôi vẫn còn điên. Không gì có thể làm cho tôi lành mạnh. Nhưng một cuốn sách của Idries Shah vượt hẳn lên tất cả những cuốn khác. Tất cả chúng đều đẹp, tôi muốn nhắc đến tất cả chúng, nhưng cuốn THE SUFIS (NHỮNG VỊ SUFI) là viên kim cương. Giá trị mà ông ấy đã thực hiện trong cuốn sách NHỮNG VỊ SUFI là không thể đo lường.
Đừng ngắt lời, đây sẽ là điều tuyệt vời.
Với tôi, nói là điều quá dễ dàng. Tôi có thể nói ngay cả trong lúc ngủ, và lại rất có lý nữa. Tuyệt. Bất kỳ khi nào tôi nhận ra một cái gì đó giống như thế này tôi luôn đánh giá cao nó. Và đây là điều tuyệt vời – đây là điều mà bạn sẽ hiểu nếu bạn có thể hiểu cuốn sách NHỮNG VỊ SUFI của Idries Shah. Ông ấy là người đã giới thiệu Mulla Nasriddin với phương Tây, và ông đã thực hiện một việc không thể tin. Ông ấy không thể được đền đáp lại. Phương Tây phải mãi mãi đội ơn ông. Idries Shah đã làm cho những giai thoại ngắn về Nasruddin đẹp hơn. Người đàn ông này không chỉ có khả năng dịch chính xác những chuyện ngụ ngôn, mà còn làm cho chúng thêm đẹp, cảm động và sắc nét hơn. Tôi tính tất cả những cuốn sách của ông.
Con số của tôi có đúng không?
“Dạ đúng, thưa Osho.”
Thứ năm, tôi sẽ tính một người đàn ông khác, Alan Watts, cùng tất cả những cuốn sách của ông. Tôi vô cùng yêu con người này. Tôi yêu Phật vì những lý do khác; tôi yêu Solomon vì lý do khác. Họ là những người chứng ngộ, Alan Watts thì không. Ông ấy là người Mỹ… không sinh ra ở Mỹ, đó là hy vọng duy nhất của ông; ông đã định cư ở đó. Nhưng ông đã viết những cuốn sách vô cùng giá trị. THE WAY OF ZEN (CON ĐƯỜNG CỦA ZEN) nên được tính đến như là một trong những cuốn quan trọng nhất; THIS IS IT (NÓ LÀ THẾ ĐÓ) là một tuyệt tác về vẻ đẹp và sự hiểu biết – và lại là của một người đàn ông còn chưa chứng ngộ. Do vậy mà nó được đánh giá cao.
Khi bạn chứng ngộ, dù bạn nói gì thì cũng đều đẹp; nó phải như vậy. Nhưng khi bạn chưa chứng ngộ và còn mò mẫm trong bóng tối, và bạn tìm ra một cửa sổ nhỏ ánh sáng, điều đó cũng quá tuyệt, như mơ. Alan Watts là người say, nhưng ông đã rất gần.
Có một lần ông được phong chức tu sĩ Cơ đốc – thật không may! – nhưng ông đã từ chối. Rất ít người có đủ dũng khí để từ chối chức tu sĩ, bởi vì chức vị đó được hưởng rất nhiều thứ từ xã hội. Ông đã từ chối tất cả và trở thành gần như kẻ sống lang thang. Một kẻ sống lang thang! – điều đó gợi nhớ lại Bồ Đề Đạt Ma, Basho, hoặc Rinzai. Alan Watts không thể mãi không trở thành một vị phật. Ông ấy chết trước đó từ lâu; tới lúc đó, ông ấy chắc đã rời trường học… chắc sẵn sàng đến với tôi! Tôi đang chờ đợi tất cả những người đó. Alan Watts là một trong số họ – tôi đang chờ đợi ông ấy.
Thứ sáu… bây giờ, dù sao tôi cũng đã nhắc đến cái tên Rinzai. Cuốn thứ sáu là tác phẩm của ông, SAYINGS (NHỮNG PHÁT BIỂU), tuyển tập những bài nói của ông. Con số của tôi có đúng không?
“Đúng, thưa Osho.”
Điều đó là tốt. Bạn đã thì thầm một cái gì đó với Ashu, cho nên tôi đã ngạc nhiên. Xin lỗi vì đã can thiệp vào bạn. Bạn đang rất tập trung để ghi chép.
Rinzai… tên Trung Quốc của ông là Lin Chi; trong tiếng Nhật Bản là Rinzai. Tôi chọn tên Nhật, Rinzai. Rinzai đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.
NHỮNG PHÁT BIỂU của Rinzai là một thùng thuốc nổ. Ví dụ ông ấy nói: bạn là kẻ ngốc, bạn là người theo Phật, từ bỏ với ông ấy! Nếu bạn không từ bỏ với ông ấy, bạn sẽ không nhận ra Người. Rinzai yêu Phật, chính vì vậy mà ông ấy đã nói điều này: trước khi bạn sử dụng tên Phật Gautam, nên nhớ rằng tên đó không phải là thực tại. Vị phật bên ngoài, trong chùa, không phải là phật thực. Vị đó ở bên trong bạn… bạn hoàn toàn không nhận biết về vị đó, bạn chưa bao giờ nghe về vị đó. Đó là vị phật thực sự. Hãy rũ bỏ vị phật bên ngoài để bạn có thể có được vị phật bên trong. Rinzai nói: không có học thuyết, không có thuyết giảng, không Phật. Và nên nhớ, ông ấy không phải là kẻ thù của Phật mà là người theo, là môn đệ.
Rinzai là người đã mang bông hoa Zen từ Trung Quốc tới Nhật Bản. Ông ấy đã truyền tinh thần của Zen vào ngôn ngữ Nhật, và không chỉ cho ngôn ngữ mà cả cho văn hóa, để chuẩn bị cho sự nở hoa, cho thơ ca, cho sự làm vườn và những điều bình thường. Một người, chỉ một người đàn ông thôi, đã làm chuyển hóa toàn bộ cuộc sống của một đất nước.
Thứ bảy: Thứ bảy không phải là người chứng ngộ như Rinzai, mà rất gần với chứng ngộ. Hazrat Inayat Khan, là người đã giới thiệu truyền thống Sufi với phương Tây. Ông ấy không viết cuốn sách nào, nhưng tất cả những bài thuyết giảng của ông đã được tuyển tập thành hai mươi tập. Chúng đẹp, chỗ này chỗ kia. Hãy tha thứ cho tôi, tôi không thể nói chúng hoàn toàn đẹp, mà chỗ này chỗ kia, tình cờ, đặc biệt là khi ông ấy đang nói về câu chuyện Sufi, lúc đó ông thật đẹp.
Ông ấy cũng là nhạc sĩ nữa; về khía cạnh này thì ông là nhà soạn nhạc đại tài. Ông ấy không phải là Bậc Thầy trong thế giới tâm linh, nhưng trong thế giới âm nhạc thì chắc chắn ông là bậc thầy. Tình cờ ông đã bay đến tâm linh, ông đã vượt lên những đám mây… tất nhiên, để rồi ngã uỵch. Chắc ông ấy đã chịu đựng vì… Devaraj, bạn gọi là gì? Gẫy vụn? Có lẽ gẫy vụn là từ đúng.
Thứ tám: Người con trai của Hazrat Inayat Khan. Tên của ông ấy nổi tiếng trong giới những người tìm kiếm ở phương Tây: Hazrat Vilayat Ali Khan. Ông là một người đàn ông đẹp. Ông vẫn còn đang sống. Người cha đã chết, Vilayat còn sống, và khi tôi nói còn sống, tôi thực sự muốn nói – không chỉ thở… tất nhiên là còn thở, nhưng không chỉ thở. Vì thế, tất cả những cuốn sách của ông đều được tính. Vilayat Ali Khan cũng là nhạc sĩ, như cha ông, chỉ khác là phẩm chất cao hơn, có độ sâu hơn. Ông ấy sâu sắc hơn… và – lắng nghe khoảng tạm dừng này – cũng tĩnh lặng hơn.
Thứ chín: Tôi cũng muốn đếm cuốn sách khác của Kahlil Gibran: JESUS, THE SON OF MAN (JESUS, CON TRAI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG). Đó là một trong những cuốn sách gần như không được thừa nhận. Người Cơ đốc không thừa nhận nó bởi vì nó gọi Jesus là con trai của một người đàn ông. Họ không chỉ không thừa nhận nó mà họ còn lên án nó. Và tất nhiên, ai quan tâm đến Jesus? Nếu chính người Cơ đốc đang lên án mình thì không ai còn quan tâm về điều đó.
Kahlil Gibran là người Syri, rất gần với Jerusalem. Thực tế, trong những vùng đồi núi Syri, nhiều người – ít nhất là một số người – vẫn nói tiếng Aramaic, ngôn ngữ của Jesus. Giữa những đỉnh cao đó – tới những cây tuyết tùng, bất kỳ ai, thậm chí là một kẻ ngốc, cũng buộc phải ngạc nhiên, bối rối. Kahlil Gibran ra đời ở Syri, trong rừng cây tuyết tùng cao vút tới những vì sao. Ông ấy đến rất gần với sự hiện diện con người thực Jesus – gần hơn so với cái gọi là bốn môn đệ đã viết sách phúc âm. Họ còn tầm phào hơn sách phúc âm. Kahlil gần hơn, nhưng người Cơ đốc lại rất tức giận bởi vì ông ấy gọi Jesus là con trai của một người đàn ông. Tôi yêu cuốn sách đó.
Cuốn sách thuật lại những câu chuyện khác nhau về Jesus của mọi người: người lao động, nông dân, ngư dân, nhân viên thu thuế – đàn ông, đàn bà, tất cả. Dường như Kahlil Gibran đang hỏi nhiều người về Jesus – Jesus thực, chứ không phải Jesus Cơ đốc; Jesus thực, bằng xương bằng thịt… và những câu chuyện đó thật đẹp. Mỗi câu chuyện cần được thiền về. JESUS, CON TRAI CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG là sự lựa chọn thứ chín của tôi hôm nay.
Thứ mười: Một cuốn sách khác của Kahlil Gibran, THE MADMAN (KẺ ĐIÊN). Tôi không thể bỏ nó, mặc dù tôi thừa nhận tôi muốn điều đó. Tôi muốn bỏ nó lại bởi vì tôi là kẻ điên đó, người mà ông ấy đang nói đến. Nhưng tôi không thể để nó lại. Ông ấy nói một cách vô cùng ý nghĩa, vô cùng đích thực về chính cốt lõi sâu thẳm của người điên. Và người điên này không phải là người điên bình thường, mà là vị Phật, vị Rinzai, vị Kabir nào đó. Tôi ngạc nhiên – tôi đã luôn ngạc nhiên – làm sao mà Kahlil Gibran lại có thể làm được điều đó. Chính ông không phải là người điên, chính ông không phải là người chứng ngộ. Ông ấy ra đời ở Syri, nhưng thật không may lại sống ở Mỹ.
Nhưng có những sự ngạc nhiên và những điều kỳ diệu, những câu hỏi mà không có những câu trả lời. Làm sao ông ấy có thể? Có lẽ ông ấy không tự… có lẽ một cái gì đó – các vị Sufi gọi là Khird, và các nhà Thần trí gọi là K.H, Koothumi – chắc đã chiếm lĩnh ông. Ông ấy bị chiếm lĩnh, nhưng không thường xuyên. Khi ông ấy không viết, ông là người rất bình thường, thực tế còn bình thường hơn những người được gọi là bình thường: rất ghen tỵ, giận dữ, muốn chiếm lấy mọi thứ. Nhưng tình cờ ông ấy bị chiếm lĩnh, chiếm lĩnh từ bên trên, và thế rồi có một cái gì đó bắt đầu tuôn chảy thông qua ông… những bức họa, thơ ca, những câu nguyện ngụ ngôn.
Xem tiếp Chương 10 - Quay về Mục lục