Osho - Con đường hoàn hảo
Chương 5: Buổi tối thứ hai
Buổi tối thứ hai 5 tháng 6 năm 1964, buổi tối.
Người hỏi đầu tiên: Thầy có nghĩ rằng trở nên đạo đức là điều tồi
tệ không?
Không. Tôi không cho rằng trở nên đạo đức là tồi
tệ, nhưng tôi cho rằng ảo ảnh của việc trở nên đạo đức là tồi tệ. Nó len lỏi
vào con đường đạo đức thực sự.
Đạo đức giả tạo là cái áo bên ngoài, là vỏ bọc.
Nó không có mục đích nào khác ngoài việc thỏa mãn thói đạo đức giả, theo quan
điểm của tôi, không có trạng thái nào của tâm trí đồi bại hơn thói đạo đức giả
và thói ích kỷ. Đạo đức giả khoe khoang sự khiêm nhường, khoe khoang tự do vì sự
ích kỷ, ở bên dưới bản ngã được nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ. Bạn có nhìn
thấy sự thật, những gì tôi đang nói về cái gọi là các sadhu và các vị thánh ở đất
nước này không? theo quan điểm của tôi, cái gọi là đạo đức này, cái đã kế thừa,
đã trau dồi và đã đạt được bởi nỗ lực, thì không là gì cả mà chỉ là những hành
vi. Thông thường, những điều bên trong tâm trí con người chỉ là sự đối nghịch.
Điều gì xuất hiện trên bề mặt thì lại vắng mặt bên trong. Có những bông hoa ở
trên và những bụi gai ở dưới. Cuộc chiến không ngừng giữa hành vi bên ngoài và
thực tại bên trong, khoảng trống không thể bắc cầu giữa ý thức và vô thức này
đã chia rẽ và làm tan rã tính cách của con người. Trong con người như vậy không
có sự hòa hợp. Và ở đâu không có sự hòa hợp hoặc âm nhạc thì không có niềm vui.
Theo quan điểm của tôi, cuộc sống đạo đức thực sự là sự biểu cảm của niềm vui.
Đạo đức là trục bản lề của niềm vui, là biểu cảm
tự nhiên. Khi niềm vui tuôn trào từ bản thể bên trong con người thì nó được biểu
hiện ra từ bên ngoài thành tư cách đạo đức tốt, thành đức hạnh. Hương thơm của
phúc lạc tỏa ra từ con người như vậy là điều thực sự tốt đẹp của cuộc sống.
Vì vậy mà tôi yêu cầu các bạn hãy tạo ra sự hòa hợp,
không xung đột. Xin hãy cố gắng nhìn thấy sự thật này. Đừng chỉ lắng nghe những
gì tôi nói mà hãy cố sống như vậy. Vậy thì bạn sẽ nhìn thấy với chính bàn tay của
mình, chúng ta đã ném những cuộc đời chúng ta vào tình trạng hỗn loạn của xung
đột, và với sự đối ngẫu bên trong - nhưng cũng với những cuộc đời đó, chúng ta
có thể đã được biến đổi thành sự sống tuyệt diệu và tuôn chảy không ngừng,
thành âm nhạc linh thiêng.
Đạo đức tự xuất hiện như bông hoa nở từ cây xanh.
Đó không phải là sự tự thực hiện. Những hạt mầm thiền định được gieo và sau đó
vụ mùa đạo đức được thu hoạch. Đạo đức là một cái gì đó đạt được bởi nỗ lực. Nó
là một cái gì đó được thực hiện, đạt được thông qua thiền. Sự tĩnh lặng, sự hòa
hợp và vẻ đẹp tuôn chảy từ thiền. Và người tĩnh lặng bên trong chính mình không
thể gây ra sự thao thức, không nghỉ ngơi cho người khác. Người có âm nhạc bên
trong mình sẽ tìm ra tiếng vọng âm nhạc của chính mình dội lại từ mọi người
xung quanh, và người có vẻ đẹp bên trong sẽ nhận ra hành vi của mình làm cho tất
cả mọi điều xấu xa biến đi. Có phải bởi chính đạo đức hay bởi tất cả?
Người hỏi thứ hai: Thầy nói rằng đạo đức là điều thiết thực của
xã hội. Nó quá vô dụng đối với cá thể phải không?
Đối với xã hội thì đạo đức hoặc hành vi đạo đức
chỉ đơn giản là vị lợi, nhưng đối với cá thể thì nó không mang tính thiết thực
mà chỉ là niềm vui. Do vậy, nhu cầu xã hội được thỏa mãn bởi đạo đức giả, nhưng
thậm chí điều này không đủ tốt đối với cá thể. Nếu bạn cư xử tốt đối với những
người khác thì cũng là đủ tốt đối với xã hội, nhưng điều đó không đủ tốt với bạn.
Bạn phải có khả năng nhìn thấy điều này - cho dù bạn có tốt ở bên trong bạn hay
không. Xã hội liên quan tới tính cách của bạn mà không liên quan tới thực tại
bên trong bạn. Nhưng đối với bạn thì tính cách không gì hơn đồ trang sức. Bạn
phải bắt đầu từ nơi mà cái vỏ trang sức này bị bỏ đi. Tách biệt phía sau mặt nạ
của tính cách cá nhân này là bạn thực sự. Và đây là nơi mà đạo đức thực sự sinh
ra.
Xã hội được tạo ra bởi đạo đức giả được gọi là xã
hội văn minh, trong khi xã hội bao gồm những con người đạt được sự thật của cuộc
sống thì được gọi là văn hóa. Đây là sự phân biệt giữa xã hội văn minh và văn hóa.
Văn minh là thực dụng; văn hóa là sự hòa hợp niềm vui bên trong.
Ngày nay chúng ta có xã hội văn minh mà không có
văn hóa. Chúng ta có thể tạo ra nền văn hóa này nếu tất cả chúng ta nỗ lực cùng
nhau. Văn minh xuất hiện từ việc làm trong sạch cách cư xử của chúng ta với những
người khác; văn hóa xuất phát từ việc làm trong sạch chính chúng ta, từ việc trở
nên đạo đức. Văn minh là cơ thể; văn hóa là tâm hồn. Chỉ những người bám rễ sâu
vào tâm hồn họ thì tạo ra văn hóa.
Người hỏi thứ ba: Tôn giáo không phải là xã hội sao? có phải nó
là hoàn toàn cá nhân?
Đúng, tôn giáo là vấn đề tuyệt đối cá nhân. Xã hội
không có linh hồn, không có trung tâm thức tỉnh như vậy. Xã hội chỉ đơn giản là
sản phẩm của mối quan hệ qua lại của chúng ta. Cá thể có linh hồn và vì vậy tôn
giáo cũng phải là cá thể. Tôn giáo không phải là một trong những mối quan hệ của
tôi, nó là thực tại của tôi. Khám phá bản năng thực của con người, bản thể thực
của con người và biểu cảm tiếp theo là tôn giáo.
Tôn giáo, dharma là tự nhận biết. Kể từ khi tôn
giáo không là xã hội thì Sadhana của con người, sự hành đạo của con người không
liên quan đến nhóm, nhưng kinh nghiệm hành đạo của con người lại tỏa ánh sáng
lên nhóm, lên xã hội. Mặc dù việc hành đạo là cá nhân nhưng nó cũng có ảnh hưởng
đến xã hội. Khi con người tràn đầy ánh sáng bên trong thì hành vi của người đó
cũng thấm đẫm ánh sáng đó. Thực tại bên trong là cá thể, là cá nhân, nhưng hành
vi là xã hội.
Sadhana chưa bao giờ có thể là chung, đối với người
đã biết bản thể mình thì không thể trong tập thể gồm những người khác, là một
mình, tất cả chỉ là một mình. Plotinus nói: “Đó là chuyến bay của một mình tới
một mình”. Điều đó quá đúng. Quả vậy, chuyến bay là thực sự một mình, không bầu
bạn. Nhưng niềm vui xuất hiện từ chuyến bay lây sang người khác và cũng làm họ
cảm động. Những gì đạt được trong một mình, trong đơn độc của bản thể thì hương
thơm của nó cũng lan tỏa theo bốn phương.
Người hỏi thứ tư: Thượng đế là gì?
Thượng đế không phải là người mà là sự tồn tại.
Người có tầm nhìn và trải nghiệm vũ trụ sau khi bản ngã tan biến thì tôi gọi là
Thượng đế. Không có dạng kinh nghiệm cụ thể của Thượng đế, đúng hơn là trải
nghiệm về tình yêu tuyệt vời, tình yêu vạn vật là Thượng đế. Nó không có trung
tâm; nó là toàn bộ tồn tại. Toàn bộ tồn tại là trung tâm của nó. Nói về trải
nghiệm Thượng đế là không đúng nhưng bạn có thể nói trải nghiệm tình yêu tuyệt
vời là Thượng Đế.
Tình yêu là mối quan hệ giữa hai người. Khi mối
quan hệ tương tự hiện diện giữa cá thể và tồn tại thì tôi gọi là Thượng đế.
Giai đoạn tối thượng, sự nở hoa của tình yêu là Thượng đế. Ở đây tôi nhớ lại
câu hỏi của Christ: “Thượng đế là tình yêu”.
Khi “Tôi” biến đi thì những gì còn lại là tình
yêu. Khi những bức tường vây xung quanh bản ngã sụp đổ, những gì còn lại giữ lại
là tình yêu. Và chính tình yêu là Thượng đế. Vì vậy việc biết Thượng đế là điều
không thể nhưng trở thành Thượng đế là điều có thể.
Người hỏi thứ năm: Thầy nói cuộc đời mà chúng ta sống chưa bao
giờ là cuộc đời mà là quá trình kéo dài của hấp hối. Thầy ngụ ý gì khi truyền đạt
điều này?
Quá đúng khi chúng ta gọi cuộc sống không phải là
sống. Nếu nó thực sự là sống thì tại sao nó lại có thể kết thúc bằng cái chết?
sống và cái chết là hai vấn đề trái ngược cho nên làm cách nào mà là cái chết
có thể thỏa mãn cuộc sống? Cái chết là điểm kết thúc của sinh ra mà không phải
kết thúc sống.
Và bởi vì cái chết xuất hiện ở thời điểm cuối cho
nên đừng nghĩ rằng nó chỉ bắt đầu ở thời điểm cuối đó. Nó có mặt khi sinh ra.
Nó bắt đầu vào chính cái ngày mà con người sinh ra. Sau khi sinh ra, chúng ta hấp
hối ở mọi thời điểm. Khi quá trình hấp hối kết thúc, chúng ta gọi nó là chết.
Những gì trong ngày sinh như là hạt mầm thì ở thời điểm cuối cùng nó sẽ xuất hiện
như là quả chín nẫu. Vì vậy không có gì chắc chắn sau khi chết, nhưng cái chết
là chắc chắn. Nó là chắc chắn bởi vì nó đến cùng với sinh ra. Sinh ra chỉ là
tên khác của chết; nó là hạt mầm của chết. Hãy hiểu điều này một cách cẩn trọng.
Bạn bắt đầu hấp hối vào cái ngày mà bạn sinh ra. Chính vì vậy mà tôi nói rằng,
cuộc sống như chúng ta biết không phải là cuộc sống mà là quá trình kéo dài chậm
rãi của hấp hối.
Chúng ta quen thuộc với việc hấp hối từ từ này chứ
không phải là quen thuộc với sống, chúng ta luôn bận rộn về việc cố gắng cứu
thoát chúng ta khỏi điều đó. Tất cả các kế hoạch và hành động của chúng ta là đạt
được biện pháp an toàn và tự bảo vệ nào đó. Chúng ta đang làm gì? có phải tất cả
thời gian chúng ta bận rộn là để bảo vệ chính chúng ta khỏi cái chết? con người
trở nên mộ đạo cũng với lý do tương tự, để bảo vệ. Vì vậy mà họ theo tôn giáo
khi họ cảm thấy cái chết đang đến gần. Đối với phần lớn thì tôn giáo của những
thế hệ cũ là dạng như vậy. Tôi không gọi đây là sự mộ đạo thực sự. Đó chỉ là
khía cạnh của sợ chết. Đó là biện pháp an toàn cuối cùng. Lòng mộ đạo thực sự
không xuất hiện từ nỗi sợ hãi mà là từ sự trải nghiệm sống.
Chúng ta nên nhận biết rằng, những gì chúng ta biết
ở hiện tại thì không là gì khác ngoài cái chết - và sự nhận biết này về cái chết
sẽ đưa chúng ta tới bất tử. Cơ thể chết; nó đang hấp hối ở mọi thời điểm. Bằng
việc quan sát cơ thể, bằng việc thức tỉnh đối với sự nhận biết về bất tử này,
chúng ta bắt đầu trải nghiệm những gì không là cơ thể. Biết những gì không là
cơ thể, biết linh hồn thì cũng là biết cuộc sống trong thực tại của nó, bởi vì
linh hồn chưa bao giờ sinh ra và vì vậy nó chưa bao giờ chết. Sự thật tồn tại
trước khi bạn sinh ra và tiếp tục tồn tại thậm chí sau cái chết của bạn. Đây là
sống. Cuộc sống không phải là sự trải dài giữa sống và chết - ngược lại, sinh
ra và chết chỉ là nhiều sự kiện xuất hiện trong tiến trình của sống.
Trong lúc thiền, khi tâm trí tĩnh lặng và trống rỗng,
một cái gì đó khác biệt và tách rời với cơ thể có thể được nhận thấy. Nó không
thể được nhận ra khi tâm trí không nghỉ ngơi, giống như con người không thể
nhìn xuống đáy hồ khi có nhiều gợn sóng trên mặt hồ. Và cũng vì dòng ý nghĩ-gợn
sóng trong tâm trí mà những gì ẩn dấu bên dưới chúng vẫn giữ nguyên ẩn dấu - và
chúng ta coi bề mặt là toàn bộ sự thật. Cơ thể chỉ là nơi cư ngụ của con người
lại có vẻ như là tất cả, như là mọi thứ. Nó tạo ra ảo ảnh rằng cơ thể là thực tại,
là cuộc sống của con người. Bạn cho rằng toàn bộ bạn là giới hạn trong cơ thể
và không còn gì hơn nữa sao. Sự nhận dạng này về cơ thể, ảo ảnh này về cơ thể
không cho phép chúng ta biết bản thể thực của chúng ta, chúng ta nhìn quá trình
diễn biến của hấp hối xuất hiện trong suốt cuộc đời như là cuộc sống. Nếu bạn
nhìn việc xây dựng và phá hủy ngôi nhà của mình tương tự như sinh và tử thì đó
cũng là một dạng sai lầm.
Bóng tối biến đi bởi sự xuất hiện của tinh thần
tĩnh tại. Ảo ảnh được tạo ra bởi sự lo lắng tinh thần, nó cũng bị xua đuổi bởi
tĩnh lặng. Những gì bị che khuất bởi những cơn sóng thì lại được tiết lộ bởi
sóng lặng. Vì vậy mà lần đầu tiên chúng ta biết cư dân của cơ thể này. Ngay khi
chúng ta biết cư dân đó thì cái chết không còn là những bộ trang phục cũ bị bỏ
đi, và sinh ra sẽ có những bộ trang phục mới. Thế thì sẽ có những thực thể sống
không cần trang phục. Chỉ những người tôi gọi là sống động là người biết dạng sống
như thế này. Những người nhìn vào cơ thể như là bản thể họ thì vẫn còn là tê liệt.
Cuộc sống thực sự của họ hãy còn chưa bắt đầu. Họ đang ở trong giấc mơ, mơ ngủ,
trong ảo ảnh nhạt nhòa.
Nếu không thức dậy từ giấc mơ này, không thức dậy
từ ảo giác rằng cơ thể là ta thì con người sẽ không bao giờ có khả năng biết bản
thể mình, cốt lõi của mình, sự sống của mình. Thế gian tràn ngập điều vô nghĩa,
tràn ngập cuộc sống tê liệt, và đa số con người là hấp hối và chưa bao giờ sống.
Họ đang kiệt sức về việc tự bảo vệ khỏi cái chết, và họ chưa bao giờ biết người
bên trong, sự bất tử bên ngoài cái chết.
Người hỏi thứ sáu: tôi suy ra từ những câu nói của thầy rằng tôi
là tê liệt, là chết. Tôi nên làm gì để trở nên sống động?
Bạn của tôi, nếu bạn nghĩ như vậy chỉ vì lời nói
của tôi thì điều đó không giá trị gì. Hãy quên những gì tôi đã nói, những gì
người khác nói và hãy nhìn lại xem. Chính bạn phải nhìn nó. Chính cái nhìn đó sẽ
trở thành con đường dẫn bạn tới cuộc sống. Vậy thì bạn sẽ không phải hỏi, “Tôi
nên làm gì để trở nên sống động?”
Nếu con người tình cờ nhận ra anh ta là tê liệt,
sự tồn tại của anh ta, tính cách của anh ta đã chết từ lâu, thế thì tại sao thời
điểm đó sẽ bắt đầu nhìn thấy đó không phải là cái chết. Nhưng với bạn, để nhìn
thấy điều này thì sự lo lắng tinh thần của bạn phải bị quẳng đi. Hãy nhìn,
darshan chỉ có thể khi tâm trí tĩnh lặng, trống rỗng, thoát khỏi đam mê. Hiện tại
chỉ có những ý nghĩ. Không có nhìn, không darshan. Nghĩ về những gì tôi đã nói
với bạn là đúng thì cũng chỉ là nghĩ. Ý nghĩ này sẽ không bao giờ là hữu ích.
Nghĩ không thể khám phá ra sự thật bởi vì tất cả
mọi ý nghĩ là vay mượn. Tất cả ý nghĩ phụ thuộc vào người khác. Tất cả những ý
nghĩ đó chỉ che dấu sự thật nhiều hơn. Bạn đã bao giờ nhận ra rằng tất cả ý
nghĩ của bạn là vay mượn từ người khác, rằng chúng thực sự thuộc về người khác
không? bạn đã cóp nhặt những đồng vốn giả tạo. Đừng phụ thuộc vào nó bởi vì nó
không bao giờ là vốn liếng cả. Lâu đài xây dựng trên kiểu vốn này giống như những
người gắn vào những giấc mơ. Thậm chí chúng còn không thực như những trò chơi xếp
nhà.
Tôi không muốn bắt bạn nghĩ. Tôi không muốn làm bạn
tràn ngập bởi những thứ vay mượn. Tôi không muốn bạn nghĩ mà là muốn bạn thức tỉnh.
Tôi muốn bạn từ bỏ nghĩ và chỉ nhìn. Và thế rồi nhìn những gì xuất hiện. Tiến
lên phía trước nghĩ để nhìn. Sự một mình này sẽ dẫn bạn tới sự thật và tới lợi
nhuận thực, tới giàu có thực sự mà chúng là của chính bạn. Tuyệt vời làm sao,
quá trình nhìn-không-nghĩ đã dỡ bỏ bức màn hằng che phủ điều huyền bí mà không
cần đến hành động của bạn.
Nên nhớ, không có kinh nghiệm giá trị trên thế
gian mà người khác có thể trao cho bạn. Bất kỳ điều gì có thể trao tặng chưa
bao giờ có giá trị. Hoặc không có kinh nào có thể được trao tặng. Những thứ thuộc
về vật chất có thể trao, nhận, trao đổi, nhưng không có cách nào để đổi chác kinh
nghiệm sống. Về cốt lõi của trải nghiệm, Mahavira h Đức Phật hoặc Krishna hoặc
Christ không thể trao cho bạn bất kỳ điều gì. Những người khác bám vào nghĩ, chấp
nhận những ý nghĩ của người khác như là sự thật thì lại bị lấy đi sự thật. Sự
thật nhận ra được bởi chính mình, không phải là thứ vay mượn từ người khác, sẽ
chính là sự giải thoát.
Nhớ lại kinh Gita, kinh Koran hoặc kinh Thánh sẽ
không tác dụng gì. Nó sẽ không mang đến cho bạn sự nhận biết. Ngược lại, nó sẽ
bóp nghẹt khả năng của chính bạn về việc tự nhận biết, và bạn sẽ không bao giờ
có khả năng đối mặt với sự thật. Những điều bạn nhớ lại từ sách giáo huấn, từ
các kinh sách, sẽ luôn xuất hiện giữa bạn và sự thật. Chúng sẽ tạo ra sương mờ
và bụi bặm, và việc bạn nhìn thấy nó thực sự là gì là điều không thể. Chúng ta
phải dỡ bỏ mọi thứ ngăn giữa chúng ta và sự thật.
Để biết sự thật thì việc yêu cầu nghĩ là điều vô
dụng. Lột bỏ mọi thứ và bạn sẽ mở ra. Thế rồi thông qua sự mở rộng đó sự thật sẽ
vào bạn và biến đổi bạn. Từ bỏ nghĩ và chỉ nhìn. Mở cửa và nhìn. Đây là tất cả
điều tôi phải nói.
Người hỏi thứ bảy: Vậy thì thầy có cho rằng việc nghiên cứu sách
giáo huấn là không cần thiết?
Mục đích của việc nghiên cứu sách giáo huấn, kinh
sách là gì? bạn không thể đạt được nhận biết theo kiểu như vậy. Nó sẽ chỉ rèn
luyện trí nhớ bạn mà thôi. Bạn có thể học hỏi được vài điều, nhưng việc học hỏi
và nhận biết là hai vấn đề rất khác nhau. Bạn học hỏi về Thượng đế, về sự thật,
về linh hồn. Bạn sẽ có khả năng đưa ra những câu trả lời có sẵn đối với những
câu hỏi về chúng. Nhưng không có gì khác giữa điều đó và con vẹt nhà bạn - nói
những gì đã được dạy trước. Sự thật không được tìm ra trong kinh sách. Nó ở
trong thực tại, ở trong chính bản thể bạn.
Sách giáo huấn chỉ là những lời nói, và chúng chỉ
có nghĩa khi con người nhận ra sự thật bên trong mình. Ngược lại chúng không những
vô dụng mà còn có hại. Sự thật không thể được biết đến bởi việc học hỏi sách
giáo huấn, nhưng nếu bạn biết sự thật thì sách giáo huấn chắc chắn cũng sẽ được
biết.
Nhưng tôi nhìn thấy gì trước mặt mình?
Mọi người đang nghiên cứu sách giáo huấn thay vì
tìm hiểu sự thật, họ mãn nguyện với kiến thức mà họ thu lượm được từ những học
hỏi này. Sự mãn nguyện mới rỗng tuếch và giả tạo làm sao! Chả nhẽ điều đó không
cho thấy rằng, chúng ta thực sự không muốn biết sự thật, chúng ta chỉ muốn mọi
người tin chúng ta biết sự thật sao? bất kỳ ai thực sự muốn biết sự thật thì
không bao giờ thỏa mãn với những lời nói không đáng giá. Bạn đã bao giờ nghe về
cơn khát của con người được giải khát bởi chữ "nước" chưa? Nếu được
giải khát chỉ bởi chữ nước thì liệu có phải không bao giờ có bất kỳ cơn khát thực
sự nào không?
Nếu sách giáo huấn có thể dạy chúng ta rằng, sự
thật không thể được nhận ra bởi chúng, vậy thế là đủ. Đây là công dụng duy nhất
của nó. Nếu câu chữ có thể nói cho chúng ta rằng, nó là vô dụng, thế thì đó hẳn
là mục đích của chính nó. Hẳn là tốt nếu sách giáo huấn không mang đến cho
chúng ta sự mãn nguyện mà còn tạo ra sự bất mãn trong chúng ta, hẳn là tốt nếu
thay vì cho chúng ta kiến thức thì chúng lại làm cho chúng ta nhận biết sự ngu
dốt của mình.
Tôi cũng đang nói những từ ngữ, và đây là cách mà
sách giáo huấn trở thành như vậy. Nếu bạn chỉ bám vào câu chữ thì toàn bộ nỗ lực
của tôi sẽ là vô dụng. Bạn nhớ lại bao nhiêu câu chữ trong chúng cũng không
thành vấn đề, chúng không có tác dụng gì. Những câu chữ đó cũng tống tâm trí bạn
vào ngục tù, và thế rồi trong suốt cuộc đời mình, bạn sẽ lan man trong phòng
giam tự tạo bằng từ ngữ của bạn. Tất cả chúng ta bị khóa trong những phòng giam
do chính chúng ta tạo nên. Nếu bạn muốn biết sự thật, hãy làm cho ngục tù của từ
ngữ này bị sụp đổ, phá vỡ những bức tường và đốt cháy ngai vàng thông tin thành
tro bụi. Từ tro tàn, nhận biết được sinh ra và trong tự do, tâm thức bạn sẽ
nhìn ra sự thật. Sớm hay muộn sự thật sẽ xuất hiện, nhưng bạn phải tự làm căn
phòng cho nó trong bạn. Nếu bạn quẳng những lời nói đi thì sự thật sẽ chiếm
linh không gian đó.
Người hỏi thứ tám: Con người không thể chinh phục được chính mình bằng việc kìm
nén và bằng việc đấu tranh với chính mình?
Chương 5 này còn tiếp